Category archive

Chiến Dịch - page 2

Mâu thuẫn lợi ích trong Luật phòng, chống tham nhũng

in Chiến Dịch

Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018. Một trong những nội dung đáng chú ý đó là khái niệm “mâu thuẫn lợi ích” đã được đưa vào giải thích ở Điều 3. Cụ thể, “Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ”. 

Xem chi tiết

Quyền đối với thành phố

in Chiến Dịch

TS. Phạm Quỳnh Phương 

 Một trong những luận điểm quan trọng trong lĩnh vực không gian công cộng là của nhà lý thuyết xã hội Marxist, Henri Lefebvre, đó là “quyền đối với thành phố” (the right to the city). Quan điểm quan trọng nhất của Lefebvre là: thành phố là một sản phẩm/tuyệt tác tập thể (ouvre) mà tất cả các công dân trong thành phố đều tham gia vào việc tạo nên nó. Theo Lefebvre, trái với nông thôn, thành phố bản thân nó đã mang tính công cộng (public), và các không gian luôn có sự trao đổi và tương tác xã hội của những người lạ. Thành phố là không gian của sự tồn tại những khác biệt. Tính công cộng của thành phố đòi hỏi tính không đồng nhất (heterogeneity) và không gian để thu hút người di cư đến thành phố. Để sự đối diện với sự khác biệt có thể thành công, thì quyền được sinh sống ở thành phố, bởi những người khác nhau và những nhóm khác nhau là vấn đề then chốt, nhưng cũng lại luôn là vấn đề gây mâu thuẫn. Những người khác nhau phải tranh đấu để định dạng thành phố, liên quan đến quyền tiếp cận các lĩnh vưc công cộng, và cả quyền có tư cách công dân. Và trong những sự tranh đấu này, thì việc thành phố như một tuyệt tác chung, một sản phẩm tập thể mà không phải một dự án riêng nào, trở thành vấn đề quan trọng.[1]

Xem chi tiết

Không gian trong mối quan hệ với con người

in Chiến Dịch

TS. Phạm Quỳnh Phương 

Con người đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phân biệt giữa không gian và địa điểm. Trong công trình The Practice of Everyday Life, De Certeau cho rằng một một địa điểm là một trật tự (dù loại nào) mà trong đó các yếu tố kết hợp để tạo nên sự cùng tồn tại, và vì thế một địa điểm là “một cấu hình tức thời của các vị trí. Nó ám chỉ một sự ổn định” (tr. 117). Trong khi đó, “không gian” lại liên quan đến sự biến đổi của phương vị, tốc độ, và thời gian. Nó là một “tập hợp của các sự giao nhau của các yếu tốchuyển động” (tr. 117). Nói cách khác, “không gian là một địa điểm được hoạt động”. De Certeau so sánh “không gian” với “địa điểm” như là một từ vựng được đọc lên so với một từ nằm im trên giấy, một “không gian” phố của những người đi bộ so với một con phố được tạo ra một cách hình học bởi các nhà quy hoạch. Con phố ấy dù được quy hoạch thế nào, có vỉa hè hay không, bẩn thỉu hay sạch sẽ, thì nó đều chỉ có ý nghĩa khi người đi bộ bắt đầu “sống” trong nó và đem lại nghĩa cho nó bằng cách mà họ đi lại, rẽ trái hay phải, ngay cả vứt rác lên nó, chống lại một cái gì đó hoặc kỷ niệm một sự kiện nào đó. Tương tự như De Certeau phân biệt không gian và nơi chốn/địa điểm, Soja (1989) tạo ra thuật ngữ “tính không gian” (spatiality), nhấn mạnh tính năng động của không gian, và phân tách tính chất tự nhiên khỏi các điều kiện vật chất của nơi chốn và tranh luận rằng tính không gian có tác động lớn tới trải nghiệm sống của con người. Trong cuốn sách Postmodern Geographies: The Reassertion of Space in Critical Social Theory, Edward Soja (1989) cho rằng “việc tổ chức và ý nghĩa của một không gian là một sản phẩm của sự chuyển dịch, biến đổi, và trải nghiệm xã hội” (tr.80). Một không gian công cộng, như vậy, sẽ không có chức năng như người quy hoạch mong muốn, mà nó chỉ trở thành không gian công cộng khi có sự tương tác giữa những con người trong không gian ấy, vào những thời điểm nhất định. 

Xem chi tiết

Khái niệm về không gian công cộng

in Chiến Dịch

TS. Phạm Quỳnh Phương 

“Không gian công cộng” là một khái niệm đa nghĩa, bởi nó “được tạo ra, được sửdụng, được gán nghĩa, được quản lý, và được tái sinh do các nhu cầu chính trị- kinh tế- xã hội của các thể chế xã hội khác nhau, ởcác không gian và tại thời gian khác nhau, bị chi phối bởi các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội khác nhau”.[1]Điều đó cũng có nghĩa, cách hiểu về không gian công cộng không hoàn toàn giống nhau ở các nền văn hoá khác nhau. Theo KTS Phạm Thuý Loan[2], khái niệm không gian công cộng phương Tây được gắn với ý niệm về quyền tiếp cận và loại trừ đối với không gian. Không gian công cộng, theo nghĩa này, từ góc nhìn thể chế, sẽ gắn với các mô hình xã hội dân chủ mà ở đó nhà nước có trách nhiệm tạo ra các không gian mà mọi người đều có quyền tiếp cận bình đẳng. Những không gian công cộng đầu tiên được cho là xuất hiện vào thời Hy Lạp cổ đại với những Agora (quảng trường công cộng, chợ, sảnh hội họp,…). Vào thời cổ đại La Mã, các forum (quảng trường lớn) gắn liền với những con đường giao nhau là nơi diễn ra các hoạt động công cộng. 

Xem chi tiết

Thuế lũy tiến hướng tới nền kinh tế nhân văn

in Thu hẹp khoảng cách

Tổng hợp và trích lại từ Oxfam (2019) Lợi ích công hay Tài sản tư; và Oxfam (2017) Nền kinh tế dành cho 99%.

Sự cần thiết của thuế lũy tiến trong nền kinh tế nhân văn

Nền kinh tế nhân văn là nền kinh tế đáp ứng nhu cầu của cả con người và trái đất, và nền kinh tế đó được hiểu rằng nó không thể đạt được mục tiêu này nếu chỉ có sự can thiệp của thị trường. Trong một nền kinh tế nhân văn, chính phủ là người đảm bảo quyền và nhu cầu của tất cả mọi người; đây là chủ thể sáng tạo để mang lại sự tiến bộ và chủ thể này cũng có trách nhiệm quản lý các thị trường vì lợi ích của tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là chính phủ phải hành động một cách hiệu quả, có trách nhiệm và dân chủ đại diện cho tất cả người dân của mình, thay vì cho một bộ phận nhỏ những người có đặc quyền. Một nền kinh nhân văn là nền kinh tế mà trong đó mọi người được coi trọng như nhau và không bị xem nhẹ do giới tính, màu da hoặc đẳng cấp, và nền kinh tế này cũng đảm bảo các không gian cần thiết cho xã hội và nhóm phụ nữ.

Xem chi tiết

Ưu đãi thuế và cuộc đua về đáy

in Thu hẹp khoảng cách

Tổng hợp và trích lại từ các báo cáo Chi tiêu thuế (Bản thảo), và Đánh giá tác động của việc tăng thuế giá trị gia tăng lên tổng thể nền kinh tế và hộ gia đình do Việt Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện dưới sự tài trợ của Oxfam Việt Nam và Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam do Oxfam thực hiện.

Chi phí và lợi ích của ưu đãi thuế

Hiện nay, nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển thực hiện nhiều chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút vốn đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, ưu đãi thuế có thể gây ra chi phí trực tiếp (giảm thu ngân sách) và gián tiếp cho chính phủ. Chi phí gián tiếp dưới hai dạng: (i) phần ngân sách bị giảm đối với những dự án mà thực tế nếu không có ưu đãi này, các nhà đầu tư vẫn thực hiện dự án; (ii) cố tình chuyển lợi nhuận từ lĩnh vực không được ưu đãi sang lĩnh vực ưu đãi thuế.

Xem chi tiết

Lý thuyết về thuế thừa kế, cho tặng và bình đẳng xã hội

in Thu hẹp khoảng cách

Trích lại từ hai báo cáo “Khả năng áp dụng và tác động của Thuế Tài sản tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) (2018) thực hiện dưới sự tài trợ của Oxfam Việt Nam

Học thuyết về công bằng cơ hội

Sự ra đời của học thuyết công bằng về cơ hội được khởi xướng bởi John Rawls đã đặt nền móng cơ sở lý luận để biện hộ cho các loại thuế có tính chất tái phân phối và nhà nước phúc lợi. Trong tác phẩm Theory of Justice (Lý thuyết về Công bằng), Rawls rút ra hai nguyên lý của một xã hội công bằng: (i) Nguyên lý tự do tối đa, và (ii) Nguyên lý bù trừ. Nguyên lý đầu tiên cho rằng, tất cả các cá nhân, bất kể thuộc sắc tộc, văn hóa, giới tính, điều kiện kinh tế… nào đều được hưởng quyền tự do ở mức tối đa như nhau với điều kiện người này không được xâm phạm quyền tự do của người khác. Nguyên lý thứ hai cho rằng bất bình đẳng thu nhập trong xã hội có thể được chấp nhận với hai điều kiện: thứ nhất, công bằng về cơ hội được đảm bảo: các cá nhân cần phải được trao cơ hội như nhau để đạt được vị thế trong xã hội, và thứ hai, bất bình đẳng mang lại lợi ích lớn nhất cho những người có vị thế thấp nhất trong xã hội.

Xem chi tiết

Triết lý về thuế tài sản-công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh tế và bình đẳng xã hội

in Thu hẹp khoảng cách

Tổng hợp và trích lại từ hai báo cáo “Khả năng áp dụng và tác động của Thuế Tài sản tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) (2018) thực hiện dưới sự tài trợ của Oxfam Việt Nam và “Tax Reform in Vietnam: Toward a More Efficient and Equitable System” do World Bank (2011) thực hiện.

Xem chi tiết

Nguyên lý về vai trò của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công***

in Thu hẹp khoảng cách
Tòa nhà Quốc hội Việt Nam
Nhà Quốc hội trên đường Độc Lập. Ảnh: Zing.vn

Nhà nước được hình thành song hành cùng lịch sử phát triển của xã hội loài người. Theo quan điểm của các nhà triết học cổ đại (Plato, Aristotle, Khổng Tử), Nhà nước được hình thành do trạng thái tự nhiên của con người có bản chất cộng sinh, nương tựa vào nhau như một gia đình lớn hay bộ lạc lớn. Đến giữa thế kỷ 17, nhà triết học Anh Thomas Hobbes trong tác phẩm Leviathan cho rằng mỗi cá nhân, trong trạng thái tự nhiên, đồng ý trao quyền cho Nhà nước để bảo vệ chính mình khỏi người khác và ngoại bang. Đến thế kỷ 18, Rousseau phát triển khái niệm khế ước xã hội (social contract). Khi đó, các cá nhân tham gia vào một thỏa ước (contract) chung và phải từ bỏ trạng thái tự nhiên. Sống trong trạng thái thỏa ước là hy sinh bản chất tự nhiên, và đánh đổi lại Nhà nước theo khế ước xã hội sẽ cung cấp an ninh, an toàn và các dịch vụ công cơ bản cho công dân. Điều quan trọng trong khế ước là nếu Nhà nước không thực thi được nghĩa vụ của mình thì công dân có quyền thay nhà nước. Đây cũng là điều kiện tiên quyết cho các nền dân chủ sau này. Xem chi tiết

Nhà nước cần đầu tư nâng cao chất lượng cho các trường công

in Nhân Vật/Thu hẹp khoảng cách
TS Phùng Đức Tùng

Tiến sĩ (TS) đã tiến hành nhiều nghiên cứu về giáo dục Việt Nam, theo TS thì vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục ở Việt Nam đang được thể hiện ở những khía cạnh nào?

Báo cáo mới nhất về Nghèo đa chiều ở Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) cho thấy Tỷ lệ trẻ em được đến trường rất cao. Điều này cho thấy bức tranh chung về khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em ngày càng tăng và Bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục ngày càng giảm mạnh. Cụ thể, tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp tiểu học trên 95%, trung học cơ sở trên 85% và trung học phổ thông vào khoảng 70%. Không có khác biệt lớn về tỷ lệ nhập học giữa thành thị và nông thôn, giữa nữ và nam, giữa các vùng ở các cấp học tiểu học và trung học cơ sở.

Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt lớn ở cấp trung học phổ thông (cấp 3) giữa các vùng. Những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ nhập học đúng tuổi của học sinh cấp 3 thấp hơn rất nhiều so với các vùng còn lại. Các dân tộc ít người (trừ Tày, Hoa, Mường, Nùng) đều có tỷ lệ học sinh nhập học cấp 3 thấp hơn rất nhiều so với dân tộc Kinh. Xem chi tiết

Go to Top