Author

Quỳnh Tống

Quỳnh Tống has 2 articles published.

Các điều kiện khả thể để thúc đẩy tinh thần công dân

in Cộng Đồng
Tham gia hoạt động tập thể là một hình thức của tinh thần công dân

Trong bài “Tinh thần công dân: Nền tảng cho xã hội nhân văn”, chúng ta đã làm quen với khái niệm tinh thần công dân (civility). Về cơ bản khái niệm này liên quan đến những đức tính và hành vi cần có của một người công dân, đó là khoan dung, biết kiểm soát bản thân, biết quan tâm tới người khác và các vấn đề xã hội, cam kết tham gia và thực hiện các trách nhiệm công dân, và biết tôn trọng người khác. Ngược lại với tinh thần công dân là các hành vi ích kỉ, sự thờ ơ với người khác, các hành động gây hấn khi có mâu thuẫn, các hành vi vô trách nhiệm, ít tiếp thu và tuân theo các quy tắc đạo đức chung, cũng như các tật xấu khác (Omona, 2011; Evers, 2009).

Không phải tự dưng mà người dân trong một nước có tinh thần công dân, để làm được điều này cả nhà nước và người dân cần tham gia vào quá trình công dân hoá (civicness), nơi nhà nước tạo ra các môi trường và thể chế nhằm khuyến khích sự hình thành tinh thần công dân, và người dân chủ động tham gia, tiếp thu, và thực hành tinh thần này. Công dân hoá nhấn mạnh việc người dân thực hiện tinh thần công dân như một dạng quyền và nghĩa vụ đối với đất nước, chứ không chỉ đơn giản để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân trong xã hội. Tiến sĩ Omona (2011) cho rằng sẽ không thể tồn tại bất kỳ một nhà nước dân chủ nào nếu thiếu vắng một nền văn hoá nơi người dân tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân của mình, trong đó có tinh thần công dân. Xem chi tiết

Tinh thần công dân: Nền tảng cho xã hội nhân văn

in Cộng Đồng
Tinh thần công dân: Nền tảng cho xã hội nhân văn

Cụm từ “tinh thần công dân” (civility) có lịch sử trên 2,500 năm, khởi nguồn từ các thành phố nhỏ ở Địa Trung Hải cổ đại và dần lan rộng ra khắp thế giới. Từ một khái niệm khá hẹp dưới thời lãnh chúa ở Châu Âu Trung cổ để chỉ cách ứng xử của người công dân, khái niệm này được mở rộng đáng kể trong thời kỳ đầu hiện đại khi văn hoá nhân loại tập trung vào các giá trị và vẻ đẹp của con người. Thời kỳ này đã định hình các phẩm chất và cách hành xử của người dân trong một nước và đặt nền móng cho các phong tục tập quán của thời đại ngày nay. Tinh thần công dân thường đi kèm với các phẩm chất được tôn vinh khác như lịch sự, trách nhiệm, và văn minh. Tinh thần công dân nhiều khi được coi là một dạng bổn phận: bổn phận của một người công dân. Xem chi tiết

Go to Top