Bài viết nổi bật

Tiếp tục thúc đẩy thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua mô hình quản trị nhà chung cư

in Chính Sách

Quyền dân chủ chính là những yêu sách, nhu cầu nội tại của mỗi cá nhân, với tư cách là công dân đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực pháp lý dân chủ trong một thiết chế xã hội dân chủ nhằm bảo đảm sự tham gia một cách tự do, bình đẳng và đầy đủ vào các công việc của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội của con người. Quyền dân chủ trước hết là quyền con người; hơn nữa, nó nhấn mạnh đặc biệt đến các quyền về chính trị như là khả năng và điều kiện tiên quyết để thực hiện đầy đủ các quyền con người cơ bản khác. Thực hiện dân chủ phải ngày càng gần dân, sát dân và gắn với cơ sở. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh nhiệm vụ: “Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, trong đó có chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Chủ trương này về cơ bản đã được thể hiện khá rõ trong Luật THDCCS năm 2022.

Có thể thấy, mô hình quản trị nhà chung cư đã góp phần vào việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bởi vậy, Luật THDCCS năm 2022 đã có những quy định khá gần gũi với mô hình này (nguyên tắc, hình thức công khai thông tin; nhân dân bàn, quyết định; quy trình bầu, hoạt động của trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố…). Thông qua việc nghiên cứu mô hình quản trị nhà chung cư có thể rút ra một số bài học có ý nghĩa tiếp tục thúc đẩy THDCCS thông qua các tổ chức Ban quản trị (BQT) và Ban kiểm soát cộng đồng (BKSCĐ):

* Hình thức công khai, minh bạch thông tin ở cơ sở có thể áp dụng linh hoạt. Nhu cầu và đối tượng tiếp nhận thông tin ở các chung cư trong thành phố lớn rất khác với ở thôn, bản khu vực nông thôn.

* Cộng đồng dân cư đô thị sinh sống tại các tòa chung cư mang những đặc điểm và mối quan tâm đặc thù của cư dân đô thị với lợi ích gắn kết chặt chẽ. Do vậy, mô hình BQT cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để phát huy hiệu quả cơ chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

* Mọi thành viên trong cộng đồng dân cư đều có thể tham gia ý kiến với BQT chung cư. Điều này cho phép BQT tập hợp được tiếng nói đa dạng của người dân trong quá trình quản trị, từ đó tìm kiếm sự đồng thuận đối với những vấn đề cụ thể của chung cư.

* Hình thức tương tác chủ đạo của BQT và BKSCĐ là công khai thông tin qua các phương tiện dễ tiếp cận (bảng tin của tầng hoặc của tòa nhà, mạng xã hội), lấy ý kiến cư dân và họp biểu quyết. Tính tổ chức đơn giản, hình thức hoạt động trực tiếp, thân thiện với người dân là những yếu tố quan trọng cho hoạt động hiệu quả của BQT và BKSCĐ.

* Cần có sự độc lập rõ ràng về nguồn ngân sách, quyền lợi giữa thiết chế giám sát và đối tượng được giám sát để bảo đảm sự vô tư, khách quan trong quá trình hoạt động. Một số các thiết chế giám sát được thành lập bởi Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao là do chưa có sự độc lập này.

* Do đặc thù và nhu cầu thực tế của nhóm dân cư đô thị, tính bền vững của mô hình BQT được đánh giá cao nhờ nguồn lực được bảo đảm từ đóng góp của cư dân.

* BQT và BKSCĐ là những thiết chế quan trọng trong việc tổ chức, vận hành nhà chung cư cũng như thúc đẩy sự tham gia, thực hiện dân chủ của cư dân bởi nó rất “sát” với người dân. BQT có thể được xem là một tổ chức dân chủ cơ sở, nhưng các quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ luật định lại như một tổ chức chuyên môn. Do đó, tại nhiều chung cư, BQT khó “gánh” nổi và làm tròn trách nhiệm. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu điều chỉnh quy định về quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ của BQT để bảo đảm hiệu quả vận hành của thiết chế này trong thực tế.

* Vấn đề cơ chế phối hợp giữa các thiết chế ở cơ sở (thôn, tổ dân phố) như Tổ dân phố, Ban Công tác Mặt trận, các Hội đoàn thể với một số thiết chế khác ở cơ sở, có tính đặc thù (như BQT, BKSCĐ nhà chung cư…) vô cùng quan trọng, có thể góp phần bảo đảm, thúc đẩy quyền làm chủ của người dân ở cơ sở.

Bên cạnh những bài học nêu trên, pháp luật cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng kiểm soát tốt hơn mô hình vận hành BQT của nhà chung cư và cần định danh rõ thiết chế BKSCĐ để tạo điều kiện cho việc thực hành dân chủ. Pháp luật về THDCCS cần tiếp tục nâng cao sự đa dạng, linh hoạt trong việc ghi nhận, bảo đảm vận hành các mô hình, thiết chế THDCCS. Đồng thời, pháp luật cần có giới hạn/điểm dừng và chỉ ban hành pháp luật khi thực sự cần thiết. Điều này phải trở thành một yêu cầu quan trọng trong Nhà nước pháp quyền.

Quyền hạn, trách nhiệm và hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư

in Chính Sách

Quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư:

– BQT nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện một số quyền, trách nhiệm như:

– Báo cáo kết quả hoạt động, thu, chi tài chính của BQT, kết quả công việc bảo trì và việc thu, chi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để hội nghị nhà chung cư kiểm tra, giám sát, thông qua theo quy định;

Thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các quyền đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định; không được kích động người khác gây mất trật tự, an ninh tại khu vực nhà chung cư;

– Chịu trách nhiệm trước các chủ sở hữu nhà chung cư về nhiệm vụ được giao; chấp hành đúng quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của BQT;

– Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức họp hội nghị nhà chung cư, công nhận BQT nhà chung cư theo quy định; tổ chức họp hội nghị nhà chung cư để quyết định thay thế đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp đơn vị đang quản lý vận hành không còn đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định;

– Thành viên BQT nếu có hành vi vi phạm Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của Quy chế này, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại;

– Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác quy định trong quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của BQT đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và quy định tại Quy chế này…

– BQT nhà chung cư có một chủ sở hữu được thực hiện các quyền và trách nhiệm ít hơn so với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu.

Điều kiện bảo đảm hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư:

– BQT nhà chung cư có kinh phí hoạt động do chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp hàng năm trên cơ sở quyết định của hội nghị nhà chung cư; kinh phí này được ghi rõ trong quy chế hoạt động của BQT và được quản lý thông qua một tài khoản hoạt động của BQT; BQT nhà chung cư phải sử dụng kinh phí hoạt động đúng mục đích, không được dùng để kinh doanh và phải báo cáo việc thu, chi tại cuộc họp hội nghị nhà chung cư thường niên.

– Mức thù lao của các thành viên BQT nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của hội nghị nhà chung cư. Hội nghị nhà chung cư có thể tham khảo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước để xem xét, quyết định về mức thù lao tương xứng với trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên BQT trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư và từng địa phương, trừ trường hợp thành viên BQT từ chối nhận thù lao.

Quy chế hoạt động và quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư

Quy chế hoạt động và quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư thông qua, bảo đảm công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của Quy chế này, quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan.

Biểu quyết thông qua các quyết định của Ban quản trị nhà chung cư

Các quyết định của Ban quản trị nhà chung cư được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu theo quy chế hoạt động của Ban quản trị, được lập thành biên bản, có chữ ký của thư ký cuộc họp, các thành viên Ban quản trị dự họp và có đóng dấu của Ban quản trị (đối với trường hợp có con dấu). Trường hợp tỷ lệ biểu quyết tán thành đạt 50% số thành viên Ban quản trị thì kết quả cuối cùng được xác định theo biểu quyết của Trưởng ban hoặc Phó ban chủ trì cuộc họp (nếu vắng Trưởng ban), trừ 02 trường hợp dưới đây:

* Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì các đề xuất sau đây chỉ được thông qua khi có tối thiểu 50% tổng số thành viên của Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư tán thành: Đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành; Quyết định lựa chọn đơn vị thực hiện bảo trì; Đề xuất thay đổi giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư; Các đề xuất, yêu cầu của Ban quản trị đối với chủ đầu tư trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư; Các trường hợp khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

* Đối với quyết định chi tiêu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thực hiện biểu quyết theo quy định sau đây: Trường hợp Ban quản trị tòa nhà chung cư quyết định việc bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư thì phải được 75% thành viên Ban quản trị đồng ý; Trường hợp Ban quản trị cụm nhà chung cư quyết định việc bảo trì phần sở hữu chung của cả cụm nhà chung cư thì phải được 75% thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư đồng ý; nếu chỉ bảo trì phần sở hữu chung của một hoặc một số tòa nhà trong cụm thì phải được Trưởng ban và 75% số thành viên Ban quản trị là đại diện của một hoặc một số tòa nhà đó đồng ý.

Tìm kiếm sự đồng thuận trong quá trình quản trị nhà chung cư

Nhân dân bàn và quyết định là một nội dung quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thực tiễn cho thấy, một số vấn đề của chung cư (ví dụ: vấn đề tăng mức phí dịch vụ, phí gửi xe…) cần có sự trao đổi, lấy ý kiến của cư dân trước khi chính thức tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bỏ phiếu quyết định. Sự tương tác, tìm kiếm sự đồng thuận rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của cư dân tham gia bàn, quyết định các vấn đề của nhà chung cư. Đồng thời, sự thông suốt thông tin, rõ ràng, minh bạch, giải trình là điều kiện bảo đảm để cư dân bàn bạc, quyết định. Để thực hiện được hoạt động trao đổi, lấy ý kiến của cư dân không thể thiếu sự điều phối và tổ chức của BQT.

Kiểm soát “quyền lực” trong quá trình quản trị nhà chung cư

Bên cạnh hình thức cư dân trực tiếp giám sát hoạt động của BQT, tại một số chung cư hiện nay còn có thiết chế Ban kiểm soát cộng đồng. Đây là thiết chế gồm các cư dân có chuyên môn theo tiêu chuẩn do Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định, được bầu ra để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động quản trị, điều hành, chấp hành nội quy và các quy định của pháp luật, của BQT và đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư. Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thiết chế này. Có thể thấy, thiết chế BKSCĐ cũng khá tương đồng với thiết chế Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của Luật THDCCS.

Trường hợp qua giám sát, thảo luận tại hội nghị nhà chung cư mà chủ sở hữu nhà chung cư phát hiện hành vi vi phạm về tài chính của BQT, thành viên BQT nhà chung cư thì tùy theo mức độ vi phạm, hội nghị nhà chung cư có thể quyết định bãi miễn một, một số hoặc toàn bộ thành viên BQT nhà chung cư và bầu thay thế các thành viên khác; nếu người có hành vi vi phạm thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hội nghị nhà chung cư thông qua quyết định đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần thiết, hội nghị nhà chung cư quyết định lập tổ kiểm tra hoặc thuê đơn vị có chuyên môn để kiểm tra sổ sách và việc thu, chi tài chính của BQT nhà chung cư; trường hợp thuê đơn vị chuyên môn thì các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư phải đóng góp kinh phí để thanh toán chi phí cho đơn vị này theo thỏa thuận.

Giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp giữa các thành viên BQT nhà chung cư được giải quyết theo quy chế hoạt động của BQT đã được hội nghị nhà chung cư thông qua.

Trường hợp thành viên BQT hoặc BQT bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, thay thế mà không bàn giao con dấu thì BQT được thành lập mới có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền về cấp, đăng ký con dấu thực hiện việc thu hồi, bàn giao hoặc hủy con dấu để đăng ký, cấp con dấu mới theo quy định về cấp, đăng ký và quản lý con dấu cho BQT mới thành lập.

Trường hợp thành viên BQT hoặc BQT bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, thay thế mà không bàn giao tài khoản quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, tài khoản quản lý hoạt động của BQT thì BQT được thành lập mới có quyền yêu cầu tổ chức đang quản lý các tài khoản này phong tỏa tài khoản, chấm dứt thực hiện các giao dịch có liên quan đến BQT bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, thay thế và thực hiện lập, bàn giao tài khoản này cho BQT được thành lập mới theo quy định của pháp luật.

Các tranh chấp giữa BQT nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư về việc bầu, miễn nhiệm, bãi miễn, thay thế thành viên BQT nhà chung cư được giải quyết trên cơ sở thương lượng; trường hợp không thương lượng được thì đề nghị tổ chức họp hội nghị nhà chung cư để giải quyết.

Các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành, hợp đồng bảo trì, hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và đơn vị quản lý vận hành được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm

BQT, thành viên BQT nhà chung cư nếu vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị bãi miễn, thay thế theo quy định và bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trường hợp BQT nhà chung cư quyết định không đúng với quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính thì các quyết định này không được công nhận.

Các quyết định của BQT nhà chung cư nếu vượt quá quyền hạn thì không có giá trị pháp lý; trường hợp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì các thành viên BQT phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Ban quản trị nhà chung cư – một thiết chế dân chủ đại diện cư dân ở cơ sở

in Chính Sách

Có thể thấy, điều quan trọng nhất trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là bảo đảm quyền dân chủ của cộng đồng dân cư sinh sống trên một địa bàn cơ sở nhất định, trong đó có cụm cư dân sinh sống tại các khu chung cư, khá phổ biến ở các khu vực đô thị nước ta hiện nay. Đây là những khu nhà bao gồm nhiều hộ dân sinh sống bên trong các căn hộ, có hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung. Căn hộ chung cư xuất hiện ở Việt Nam đầu tiên dưới dạng các khu nhà tập thể. Trong vòng 10 năm trở lại đây, loại hình chung cư tại Việt Nam thực sự phát triển hơn so với giai đoạn trước. Ví dụ tại TP. Hà Nội, đến tháng 02/2020, có 13,5% dân số đang sinh sống ở chung cư. Thành phố có gần 2.600 chung cư, chiếm 58% số lượng chung cư của cả nước.

Để vận hành một chung cư/cụm chung cư (gọi tắt là chung cư) cần có sự tham gia của nhiều chủ thể/thiết chế khác nhau, tương ứng với mỗi giai đoạn khác nhau. Trong đó, để quản trị nhà chung cư thì BQT là thiết chế có vị trí trụ cột. Đây là thiết chế đại diện toàn bộ các chủ sở hữu nhà chung cư. BQT có nhiệm vụ thực hiện các công việc quản lý và vận hành nhà chung cư theo quy định pháp luật về nhà ở.

Yêu cầu về việc thành lập BQT nhà chung cư

Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu với từ 20 căn hộ trở lên bắt buộc phải thành lập BQT gồm các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có) hoặc có thể bao gồm cả người sử dụng chung cư nếu có tham gia hội nghị nhà chung cư. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có dưới 20 căn hộ thì hội nghị nhà chung cư quyết định thành lập BQT hoặc không thành lập BQT. Khi chưa thành lập BQT, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức việc quản lý vận hành nhà chung cư.

Yêu cầu đối với thành viên BQT nhà chung cư

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành viên BQT nhà chung cư phải là chủ sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đó; trường hợp người đang sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác đó ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư thì có thể được bầu làm thành viên BQT nhà chung cư. Khuyến khích những người có kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, điện, điện tử, phòng cháy chữa cháy, tài chính, luật tham gia BQT nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành viên BQT nhà chung cư là đại diện chủ sở hữu và người đang sử dụng nhà chung cư.

Số lượng, thành phần BQT nhà chung cư

Số lượng thành viên BQT nhà chung cư, cụm nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư quyết định tùy theo đặc điểm của khối nhà chung cư (tối thiểu 03 thành viên).

Thành phần BQT nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu:

i) BQT của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định. Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng BQT nhà chung cư; trường hợp không được bầu làm Trưởng ban thì được tham gia làm Phó BQT nhà chung cư;

ii) BQT của cụm nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban; mỗi tòa nhà trong cụm tổ chức họp để cử 01 hoặc 02 đại diện làm Phó ban và các thành viên khác do hội nghị cụm nhà chung cư quyết định. Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong cụm nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị cụm nhà chung cư bầu làm Trưởng BQT cụm nhà chung cư. Mỗi tòa nhà trong cụm nhà chung cư mà chủ đầu tư còn sở hữu diện tích thì chủ đầu tư được cử đại diện tham gia làm Phó BQT của cụm, trừ trường hợp đại diện chủ đầu tư của tòa nhà đó được bầu làm Trưởng BQT của cụm nhà chung cư.

Thành phần BQT nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.

Mô hình BQT nhà chung cư

BQT nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thành lập và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của hợp tác xã hoặc của công ty cổ phần. Hội nghị nhà chung cư quyết định lựa chọn mô hình hoạt động của BQT nhà chung cư cho phù hợp với thực tế từng tòa nhà, cụm nhà chung cư. BQT nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu được thành lập và hoạt động theo mô hình tự quản; các thành viên BQT tự thống nhất phân công thực hiện các quyền và trách nhiệm.

BQT nhà chung cư có nhiệm kỳ hoạt động 03 năm và được bầu lại tại Hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ, trừ trường hợp họp hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu thay thế BQT.

BQT nhà chung cư do đại diện cư dân bầu trực tiếp

BQT nhà chung cư đầu tiên được bầu tại Hội nghị nhà chung cư lần đầu. Việc bầu thay thế Trưởng/Phó BQT (do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích); miễn nhiệm, bãi miễn toàn bộ thành viên BQT và bầu BQT mới; bầu thay thế thành viên BQT không phải là Trưởng ban, Phó BQT do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích trong trường hợp đã tổ chức lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư nhưng không đủ số người đồng ý… được thực hiện tại Hội nghị nhà chung cư bất thường hoặc Hội nghị nhà chung cư thường niên, tùy từng trường hợp cụ thể. Trường hợp thay thế Phó BQT là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử người khác đảm nhận mà không phải tổ chức hội nghị nhà chung cư. Hội nghị nhà chung cư chỉ quyết định được các vấn đề liên quan đến sự BQT nhà chung cư khi có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư đó tham dự.

Chủ đầu tư chủ trì tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, cử người tham gia BQT nhà chung cư và tham gia biểu quyết, bỏ phiếu tại hội nghị nhà chung cư nếu còn sở hữu căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu khi có một trong các trường hợp sau đây:

i) Nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng quá thời hạn 12 tháng và đà có đủ 50% số căn hộ được bàn giao nhưng chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư và có đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị;

ii) Trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định;

iii) Chủ đầu tư chấm dứt hoạt động do bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

Đối với Hội nghị nhà chung cư bất thường hoặc Hội nghị nhà chung cư thường niên do BQT tổ chức. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư chung cư bất thường/thường niên để quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự của BQT nhà chung cư trong một số trường hợp cụ thể (trong thực tế chủ yếu do đã tổ chức hội nghị nhưng không đủ số người tham dự theo quy định).

Mọi quyết định của hội nghị nhà chung cư được thông qua theo nguyên tắc đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu; nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các thành viên chủ trì và thư ký cuộc họp hội nghị nhà chung cư. Phương thức quyết định này cũng khá tương đồng với việc quyết định nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của Luật THDCCS 2022.

Như vậy, BQT chung cư chính là đại diện của các cư dân. Các vấn đề liên quan đến nhân sự BQT nhà chung cư sẽ được đại diện cư dân (chủ sở hữu căn hộ) quyết định trực tiếp tại Hội nghị nhà chung cư theo nguyên tắc đa số. Bởi vậy, BQT có tính chất của một thiết chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân là một trụ cột trong nền dân chủ

in Chính Sách

Kiểm tra, giám sát là cốt lõi của trách nhiệm giải trình – một trụ cột của nền dân chủ. Trách nhiệm giải trình mô tả mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và người dân cũng như khu vực tư nhân bị ảnh hưởng bởi các quyết định của nhà nước. Đó là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, hoặc bất kỳ cơ quan nào khác được giao nhiệm vụ công phải thông báo cho công chúng, giải thích, biện minh cho các quyết định và hành động của họ. Và đó là quyền và trách nhiệm của công dân trong việc tiếp cận thông tin, giải thích, kiểm tra và đưa ra phán quyết về hành vi của những người có trách nhiệm công cộng.

Trong Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền kiểm tra, giám sát của người dân được quy định từ Điều 30 về Nội dung kiểm tra, giám sát đến điều 35 về các hình thức kiểm tra giám sát.

Về nội dung kiểm tra, giám sát Luật nhấn vào hai mảng chính, một là công dân kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà Nhân dân đã bàn và quyết định quy định tại Điều 15 của Luật. Hai là công dân giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Còn về hình thức giám sát, công dân có thể trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, công dân còn có thể thông qua Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân hoặc Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư để thực hiện quyền giám sát của mình.

Nếu việc kiểm tra, giám sát của người dân được thực hiện tốt thì sẽ giúp cho trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền tăng lên. Theo hiểu biết chung, trách nhiệm giải trình là A (cơ quan nhà nước) chịu trách nhiệm trước B (người dân) nếu A phải giải thích và biện minh cho hành động của mình với B, và B có thể xử phạt A trong trường hợp có hành vi sai trái. Được định nghĩa như vậy, trách nhiệm giải trình cũng có thể được coi là mối quan hệ quyền lực, trong đó ‘người dân’ kém quyền lực hơn nhưng lại có quyền yêu cầu ‘quan chức’ có quyền lực hơn giải thích hành động của mình và có khả năng áp đặt các hình phạt đối với hành vi kém hiệu quả. Chính điều này làm cho trách nhiệm giải trình là trụ cột xương sống của dân chủ, làm cho nền dân chủ được khả thi.

Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở nhấn vào trách nhiệm giải trình theo chiều dọc, có nghĩa là chính quyền cấp xã sẽ giải trình cho người dân. Trách nhiệm giải trình theo chiều dọc rất quan trọng, vì vậy trên thế giới thường được thực hiện thông qua các cuộc bầu cử, trong đó cử tri có thể khen thưởng hoặc trừng phạt các đại diện được bầu bằng cách bỏ phiếu hay không cho một ứng viên cụ thể. Ngược lại, các đại diện được bầu lên phải đảm bảo các cơ quan chuyên môn, công chức với chuyên môn kỹ thuật cụ thể cung cấp dịch vụ công tốt, thực hiện tròn nghĩa của của mình trước các cử tri.

Ngoài trách nhiệm giải trình theo chiều dọc còn có trách nhiệm giải trình theo chiều ngang. Trách nhiệm này đề cập đến việc kiểm tra và cân bằng trong cấu trúc nhà nước, nghĩa là, các thủ tục để các cơ quan công quyền quy trách nhiệm cho nhau và đảm bảo rằng không có cơ quan nào đứng trên quy định của pháp luật, hoặc xâm phạm các quyền và đặc quyền của cơ quan khác. Những sắp xếp như vậy bao gồm nhiệm vụ giám sát chính thức của quốc hội/cơ quan dân cử để giám sát quyền hành pháp của cơ quan chính phủ/UBND các cấp. Ngoài ra còn có các cơ chế để đảm bảo tính giải trình như thanh tra viên, kiểm toán, ủy ban chống tham nhũng. Tóm lại, có nhiều loại trách nhiệm giải trình theo chiều ngang khác nhau, bao gồm giám sát chính trị và trách nhiệm giải trình tư pháp và hành chính

Có thế nói, việc kiểm tra giám sát của người dân nếu được thực hiện hiệu quả sẽ tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan chính quyền. Khi cơ chế trách nhiệm giải trình hoạt động tốt thì không những đảm bảo quyền của người dân mà còn tạo động lực cho các cơ quan chính quyền hoạt động vì lợi ích tốt nhất của công dân.

Sự tham gia của người dân là nền tảng của dân chủ cơ sở

in Chính Sách

Sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định ở địa phương là một khía cạnh quan trọng của nền dân chủ. Nó cho phép công dân lên tiếng và tác động đến các quyết định đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khác nhau chứng minh những lợi ích của sự tham gia của người dân. Ví dụ, khi người dân tham gia thì nó cung cấp sức sống cho hoạt động của nền dân chủ. Nó khuyến khích công dân tham gia tích cực vào các vấn đề công cộng và chủ động cùng nhau giải quyết các vấn đề của họ. Nó khuyến khích công dân làm quen với luật pháp khi chúng được ban hành. Nó nâng cao phẩm giá công dân của những người tham gia bằng cách cho phép tiếng nói của họ được lắng nghe và quan tâm. Nó thúc đẩy tinh thần dân chủ để đưa ra những đạo luật có khả năng được chấp nhận rộng rãi và có hiệu lực trong thực tế. Ngoài ra, nó tăng cường tính hợp pháp của pháp luật trong mắt người dân.

Trong Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, nội dung “nhân dân bàn và quyết định” cũng như các cơ chế để người dân tham gia bàn và quyết định được quy định khá chi tiết. Cụ thể, Điều 15 liệt kê Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định; Điều 16. Đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định; Điều 17. Hình thức Nhân dân bàn và quyết định; Điều 18. Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; Điều 19. Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; Điều 20. Quyết định của cộng đồng dân cư; Điều 21. Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư; Điều 22. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư; Điều 24. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở.

Người dân tham gia sinh hoạt cộng đồng tại Hà Nội

Theo Nghiên cứu trường hợp điển hình về thực hiện dân chủ ở cơ sở, và góp ý cho việc xây dựng và thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở do PPWG thực hiện năm 2022 thì người dân quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề, quy định, chính sách liên quan trực tiếp đến sinh kế của họ. Đây cũng chính là các nội dung được quy định ở Điều 15. Cụ thể, người dân sẽ có quyền tham gia thảo luận và quyết định (i) Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức; (ii) Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác; (iii) Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; (iv) Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; (v) Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; (vi) Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.

Luật cũng đưa ra các cơ chế cụ thể để người dân có thể tham gia thảo luận và quyết định. Ví dụ, Điều 17 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định bằng một trong các hình thức sau đây: a) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; b) Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình; c) Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn. Ngoài ra, Điều 19 còn quy định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức gửi phiếu biểu quyết đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung có phạm vi thực hiện trong hôn, tổ dân phố hoặc trong địa bàn cấp xã.

Như vậy, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đã thể chế hóa các nội dung và cơ chế khác nhau để người dân có thể tham gia vào thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến cộng đồng của mình. Nếu thực hiện tốt, Luật sẽ cải thiện quản trị, tăng cường tính hợp pháp dân chủ cho các thể chế do có mối liên hệ chặt chẽ với công dân, nâng cao uy tín cho các cơ quan công quyền, tăng cơ hội cho các công dân tích cực tham gia, và tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền. Thực hiện dân chủ cơ sở tốt cũng giúp gắn kết xã hội tốt hơn, bao gồm việc tập hợp các cộng đồng đa dạng, đưa các nhóm ‘khó tiếp cận’ và ‘có hoàn cảnh khó khăn’ vào công việc tại cộng đồng. Qua quá trình thảo luận và quyết định này, nó sẽ nâng cao năng lực và học hỏi, bao gồm nâng cao nhận thức và tăng cường hiểu biết về các cơ quan công quyền và cách thức hoạt động của chúng. Từ đây góp phần nâng cao kỹ năng, trách nhiệm cho đội ngũ nhân viên điều hành cấp cơ sở.

Quyền tiếp cận thông tin là nền tảng của dân chủ

in Chính Sách

Trong Luật Thực hiện Dân chủ ở Cơ sở có bốn điều liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của công dân và trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc cung cấp thông tin. Cụ thể, Điều 11 quy định Những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai (gồm 14 nội dung). Điều 12 quy định Hình thức và thời điểm công khai thông tin. Điều 13 quy định và lựa chọn hình thức công khai thông tin. Điều 14 về trách nhiệm của tổ chức thực hiện công khai thông tin.

Quyền tiếp cận thông tin được nắm giữ trong các cơ quan chính phủ thường được coi là một công cụ để thúc đẩy sự tham gia của người dân vào đời sống kinh tế, xã hội và chính trị. Về lý luận, việc tiếp cận thông tin là cần thiết để thực hiện các quyền cơ bản đối với tự do quan điểm và biểu đạt được bảo đảm trong Tuyên bố về Nhân quyền của Liên hợp quốc, và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. Một lập luận có liên quan nhưng mạnh mẽ hơn, đó là quyền tiếp cận thông tin là điều cần thiết để mọi người thực hiện quyền cơ bản của họ là tham gia vào việc điều hành đất nước và sống trong một hệ thống được xây dựng dựa trên sự đồng thuận có hiểu biết của công dân.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu không có quyền tiếp cận thông tin thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ mất khả năng phân tích chính sách, từ đó định hướng hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy, quyền tiếp cận thông tin thường được sử dụng nhiều nhất bởi các cá nhân hoặc doanh nghiệp và nội dung thông tin đòi hỏi được tiếp cận nhiều nhất chủ yếu liên quan đến các hoạt động quản trị có ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Ví dụ: các cá nhân tìm kiếm thông tin về các quyết định từ chối trợ cấp hoặc mức đóng phí, trong khi các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về các quyết định mua sắm hoặc quy định bất lợi cho hoạt động của họ. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, quyền tiếp cận thông tin còn là một công cụ hữu hiệu nhằm ngăn cản hành động tùy tiện của cán bộ nhà nước. Đây chính là một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ sự bình đẳng của pháp luật.

Trên thế giới, ví dụ như ở Hoa Kỳ, quyền tiếp cận thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tham nhũng trong các tổ chức chính phủ. Thông qua cách cung cấp thông tin về quy trình mua sắm và đấu thầu thành công, quyền tiếp cận thông tin khiến các quan chức gặp khó khăn hơn trong việc tham gia vào các hoạt động hợp đồng không công bằng. Tương tự như vậy, quyền tiếp cận thông tin cũng có thể gây khó khăn hơn cho các quan chức trong việc đưa ra các quyết định chính sách lớn một cách tùy tiện mà không có các cơ sở phân tích sâu sắc, hợp lý, dựa trên công lý.

Ở Việt Nam, quyền tiếp cận thông tin được quy định trong Luật tiếp cận thông tin 2016. Trong Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, các nội dung về tiếp cận thông tin tập trung và dừng lại ở cấp xã. Trong 14 nội dung thông tin được quy định, có nhiều nội dung sát sườn và trên thực tế được người dân quan tâm. Ví dụ, ở khoản 5 quy định nội dung cần công khai là về “Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với địa bàn cấp xã; các khoản huy động Nhân dân đóng góp”. Hoặc ở khoản 7 quy định về “Chủ trương, chính sách, kế hoạch, tiêu chí, đối tượng, quy trình bình xét và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ, trợ cấp, tín dụng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế và các chính sách an sinh xã hội khác được tổ chức triển khai trên địa bàn cấp xã”. Còn khoản 12 quy định về “Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thu”.

Việc công khai thông tin là trách nhiệm của chính quyền địa phương, cụ thể là UBND cấp xã. Tuy nhiên, ở Điều 14, Luật có bảo vệ quyền được yêu cầu cung cấp thông tin của công dân. Cụ thể, Luật quy định “Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin đối với những thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai, thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được”. Để có tính giải trình, khoản 3 của Điều 14 cũng quy định “Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai thông tin tại kỳ họp thường lệ gần nhất, đồng thời gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát”.

Như vậy, để thực hiện dân chủ thì quyền tiếp cận thông tin của người dân cần được bảo vệ. Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đã có những điều khoản cụ thể về quyền này. Bước tiếp theo, các công dân cần thực hành quyền của mình theo nhu cầu trong cuộc sống. Chỉ khi người dân thực thiện quyền tiếp cận thông tin của mình thì quyền mới được thực hiện, trách nhiệm của chính quyền mới thành hiện thực, và văn hóa dân chủ mới được hình thành.

Hiểu về các hình thái quyền lực

in Chính Sách/Cộng Đồng

Quyền lực là khả năng của con người hành động và gây ảnh hưởng đến người khác. Khi nói đến quyền lực người ta thường nhìn nhận nó một cách tiêu cực, nhưng quyền lực cũng là một thứ vô cùng hấp dẫn và con người có xu hướng sử dụng quyền lực để mang lại lợi ích cho bản thân mình, cũng như gây ảnh hưởng đến người khác. Chính vì vậy, việc hiểu về quyền lực và cách sử dụng quyền lực rất quan trọng.

Ảnh: Nhân dân nhiều khi không biết quyền lực mình có (nguồn: internet)

Theo “Powercube về các hình thái quyền lực” thì quyền lực được chia làm ba loại. Thứ nhất là quyền lực hữu hình (visible power), là loại quyền lực được tạo bởi vị trí, chức danh, và được quy định bởi thể chế chính trị và xã hội, ví dụ như chính phủ, quốc hội, hoặc tòa án. Những người được bầu giữ các chức vụ chính thức nắm giữ quyền lực hữu hình, ví dụ như các đại biểu quốc hội thì có quyền lập pháp, nội các chính phủ có quyền hành pháp và tòa án có quyền tư pháp. Tương tự như vậy, trong một cơ quan, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng có quyền lực hữu hình. Trong gia đình dòng tộc thì trưởng họ có quyền lực hữu hình.

Thứ hai là quyền lực ẩn (hidden power), đó là khả năng gây ảnh hưởng đến nội dung hoặc quá trình ra quyết định/cách thức ra quyết định – nói một cách khác là ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của các cơ quan. Ví dụ, tại một bệnh viện, một nhân vật cùng phe với giám đốc chỉ được dưới 50% số phiếu tín nhiệm vào chức trưởng khoa. Trong lần lấy phiếu tín nhiệm lại, Giám đốc họp mặt các trưởng phòng và phát tờ phiếu đã ghi sẵn tên của người cần lấy tín nhiệm, nếu ai không tín nhiệm thì gạch. Tất nhiên, với quy định này, Giám đốc và người được đưa ra lấy phiểu tín nhiệm biết ngay ai đã đưa bút lên gạch. Chỉ bằng một “quy định rất công khai” đó thôi, người ta đã dọa được những người sợ bị trù dập và họ đã có được hơn 50% phiếu tín nhiệm.trong lần bỏ phiếu lại, và được bổ nhiệm.

Đôi khi, “quyền lực ẩn” còn được thể hiện qua các rào cản vô hình, hoặc có tính hệ thống để cản trở sự tham gia hoặc ý kiến của một nhóm đối tượng nhất định nào đó. Ví dụ, quy định ngôn ngữ cuộc họp là tiếng Kinh, đồng nghĩa loại bỏ những người không nói tiếng Kinh, như người dân tộc thiểu số, ra khỏi bàn nghị sự. Hoặc trong những cuộc đối thoại chính sách qui định chọn những người nói năng lưu loát, cũng đồng nghĩa loại đi những người nghèo, thực sự đang là đối tượng bị tác động bởi chính sách nhưng có thể lại không phải là người giỏi ăn nói.   

Thứ ba là quyền lực vô hình (invisible power), là quyền lực tạo bởi niềm tin/chuẩn mực, một tư tưởng, một giá trị, hoặc một thái độ nào đó làm người dân không nhận thức được quyền của họ. Người dân tin rằng việc người khác thống trị hoặc bóc lột họ là điều tự nhiên, bình thường, từ đó họ không đòi hỏi, hoặc thậm chí đặt câu hỏi về tình trạng bất công phải sống. Paulo Freire gọi đây là “văn hóa của im lặng”, là hậu quả của việc nhập tâm hóa việc bị đàn áp.

Vào năm 2010, một người dân thành phố Hồ Chí Minh kiện sở giao thông công chính vì đã làm đường quá lâu, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông. Việc một người dân dám kiện “nhà nước” đã làm “rung động giới luật gia Việt Nam”. Sở dĩ vụ việc này gây xôn xao vì trước đó, chưa có người dân nào dám kiện cơ quan nhà nước. Niềm tin “cơ quan nhà nước là luôn đúng/bất khả xâm phạm” là quyền lực vô hình, khiến người dân không bao giờ nghĩ đến việc kiện sở này ban kia dù họ sai

Một ví dụ điển hình khác, đó là người nhập cư, họ tin rằng chỉ những người ở thành phố mới có quyền hưởng các dịch vụ công, như y tế, giáo dục và nước sạch, những người từ “tỉnh lẻ” như họ chỉ là người ở đậu, “công dân hạng hai” nên họ coi sự bất bình đẳng ngay trên đất nước của mình như một điều hợp lý. Họ ngoan ngoãn nộp tiền điện, nước cao hơn, đóng học phí khủng vì cho con đi học “trái tuyến” hoặc phải gửi về quê cho “đúng tuyến”, chấp nhận gia đình chia rẽ.

Ba hình thái quyền lực này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ví dụ ở một nước châu Phi, một tập đoàn tư nhân chuyên về khai thác khoáng sản và trở nên vô cùng giàu có. Ông chủ tập đoàn nhờ những đóng góp/từ thiện đã có được một chân trong hội đồng thành phố – có nghĩa ông ta có được quyền lực hữu hình. Với cương vị là một thành viên trong hội đồng, ông loại bỏ vấn đề về đất đai khu mỏ ra khỏi chương trình nghị sự – có nghĩa ông đã dùng “quyền lực ẩn” để bảo vệ lợi ích của mình. Sau nhiều năm không được bàn đến, khu mỏ trở thành “vùng cấm bàn luận” và hình thành một niềm tin “Khu mỏ là bất khả xâm phạm” – đây chính là “quyền lực vô hình”. Và như thế, mặc dù người dân tranh nhau từng mét đất, dẫn nhau ra tòa vì từng mét đất nhưng họ không bao giờ chất vấn về hàng nghìn hecta đất đang được tập đoàn  khai thác mỏ quản lý.

Trong một nước dân chủ thì “quyền lực hữu hình” được bảo vệ nhờ một nhà nước tam quyền phân lập (ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt độc độc lập, kiểm soát lẫn nhau). Người dân có những không gian dân sự tự do để học và thực hành các quyền của mình, trong đó có quyền giám sát nhà nước. Khi đó, “quyền lực ẩn” mới bị hạn chế và không ai có thể thể tạo ra “quyền lực vô hình” bằng cách tuyên truyền, tẩy não hoặc tạo ra thói quen bắt người dân tin vào những trật tự xã hội bất công, hoặc định hướng có lợi cho một nhóm xã hội nào đó.

Sống thật để làm người Việt tốt

in Chính Sách/Cộng Đồng

Ẩn trong vẻ lạnh lùng, vô cảm thậm chí cáu gắt khó chịu của mỗi người Việt Nam là một con người khác. Con người của sự chia sẻ, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn. Những đức tính này được hun đúc, bồi đắp qua hàng nghìn năm chống lại sự đô hộ của người Tàu phía Bắc không dễ gì phai nhạt. Nhưng tại sao con người thật thà, chất phác, tốt tính đó của người Việt ngày nay bị che khuất bởi những lớp vỏ xấu xí? Tại sao những nghi kỵ, lừa lọc, chụp giật, tư lợi trở nên phổ biến?

Một nhà văn kỳ cựu đã từng nói, ngày đầu đi kháng chiến vui lắm. Dọc đường hành quân, những người lính trẻ hát “Thiên thai” hay “Suối mơ” thật lãng mạn. Cuộc chiến chinh là một bản hùng ca của dân tộc. Mặc những gian khổ, bệnh tật, hy sinh, nhưng từng bước hành quân vẫn lung linh bầu trời tổ quốc trong tim. Văn nghệ sĩ, trí thức, thanh niên lên đường vì chủ nghĩa yêu nước. Họ chiến đấu và hy sinh vì độc lập cho dân tộc, và tự do cho nhân dân. Đây cũng chính là lý do làm cho cuộc chiến tranh giải phóng Việt Nam có tính chính danh, và chính nghĩa, và quy tụ được toàn bộ người Việt Nam trong cũng như ngoài nước.

Tiếc thay, trong quá trình đi tìm độc lập và thống nhất đất nước, chúng ta đã không coi trọng tự do cá nhân. Những khẩu hiệu “hy sinh quyền lợi cá nhân để phụng sự cho lợi ích tập thể” đã dẫn đến những chính sách sai lầm trong quá khứ. Các chương trình như cải cách ruộng đất, xóa bỏ chùa chiền, công hữu hóa tài sản đã làm tổn thương nền tảng xã hội và đạo đức của dân tộc. “Thiên thai”, “Suối mơ” không còn được hát nữa, thay vào đó là “Cùng nhau đi hồng binh” hay “Tiếng hát ngày thứ Bảy cộng sản”. Sự khát khao độc lập, tự do của dân tộc được khoác lên mình một chiếc áo mới, với sứ mệnh mới: bảo vệ Chủ nghĩa xã hội. Con người Việt Nam tự tạo cho mình một cái vỏ bọc, để tránh những quy chụp “tư sản”, “không có tính giai cấp” thậm chí “phản cách mạng”.

Có nhiều lý giải cho rằng khi chúng ta làm kháng chiến, để phát huy sức mạnh tập thể, trăm người như một, thì hy sinh tự do cá nhân là điều cần thiết. Lịch sử là lịch sử, và không có điều “giá như” hoặc “nếu điều đó xảy ra”. Quan trọng, trong thời bình khi thế giới đã thay đổi, Việt Nam đã thay đổi, chúng ta, những con người đang sống trong thời đại này phải hành động để sau này con cháu không phải đặt câu hỏi “giá như” và “nếu điều đó xảy ra” nữa.

Việt Nam trong thế kỷ 21 có hướng nhìn ra biển. Chúng ta nhìn ra biển, vì biển chính là cánh cửa đưa Việt Nam vào với thế giới. Khoa học, công nghệ, và toàn cầu hóa đã làm điều không thể trong hàng nghìn năm qua thành điều có thể trong ngày nay. Từ thời bắc thuộc (111 trước Tây lịch đến 931 sau Tây lịch) cho đến thời độc lập sau này, Việt Nam thường nhìn về phương Bắc. Nhìn về phương Bắc, vì chúng ta đã thấm nhuần văn hóa và tư tưởng Nho giáo và tin rằng, phương Bắc là đúng. Ai học được văn hóa, khoa học từ phương Bắc là người giỏi, ai không học được là người dốt. Chúng ta nghĩ và tư duy trong chính cái khuôn mẫu do chúng ta du nạp, và cảm thấy an toàn trong cái lồng kính đó.

Ngày nay, chúng ta hiểu thế giới đa dạng hơn rất nhiều những gì đến từ phương Bắc. Chúng ta hiểu, Việt Nam có thể nhìn về hướng Đông, Tây và Nam để tích hợp trí tuệ của nhân loại, và quan trọng hơn củng cố nền độc lập quốc gia. Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, và hơn một nghìn năm gìn giữ, độc lập dân tộc đâu phải là điều nhỏ để chúng ta đánh mất. Quan trọng hơn, độc lập phải mang lại tự do, và tự do cần thiết để gìn giữ độc lập.

Con người phải tự do sống thật là mình, nói những điều mình suy nghĩ, và làm những điều mình tin là đúng. Nếu chúng ta phải nói, phải nghe những điều chúng ta không tin thì thật là bất hạnh. Con người chất chứa đầy những mâu thuẫn, là con người của đau khổ. Nhìn vào những khuôn mặt đó, chúng ta không thấy nụ cười, mà chỉ là những nếp nhăn ưu phiền, lo âu và bất lực. Về vật chất, đâu có khổ như thời kháng chiến, mà sao bây giờ mặt chúng ta lại úa tàn hơn?

Hãy sống tự do để chúng ta gỡ bỏ những vỏ bọc làm người Việt xấu xí, sống vì nhau như những ngày xưa. Hãy bắt đầu từ điều nhỏ nhất: đừng nói dối và đừng đồng ý với lời nói dối. Khi đó, những vỏ bọc xấu xí sẽ tự rơi, vì chúng chỉ bám được vào ta khi ta còn nói dối.

Hãy mỉm cười và bắt đầu làm những điều tốt đẹp, không chỉ cho bản thân, gia đình, hàng xóm của mình, mà cho tất cả mọi người.

Sống thật, sống tốt cũng chính là sống có ích nhất cho đất nước mình lúc này!

Bóc mẽ quyền lực

in Chính Sách/Cộng Đồng

Quyền lực, về bản chất là khả năng hành động của A gây ảnh hưởng lên B. Nói cách khác, A chỉ có quyền lực khi B tin rằng A có quyền lực, và B phục tùng quyền lực của A. Ví dụ, công an có quyền điều hành giao thông, quyền này được ghi trong luật giao thông. Ai tham gia giao thông cũng biết điều đó, và họ tuân thủ quyền lực của công an giao thông bằng cách di chuyển theo hiệu lệnh. Nếu người dân vì một lý do nào đó không tuân theo điều mặc định đó, quyền lực của công an giao thông chỉ còn trên giấy tờ.

Ảnh: thí nghiệm của TS. Milgram gây chấn động thế giới (nguồn: internet)

Như vậy, con người nhận biết “quyền lực” thông qua những biểu trưng quyền lực. Ví dụ, biểu trưng quyền lực của công an là bộ đồng phục màu xanh (cho công an khu vực) và màu vàng (cho công an giao thông). Chỉ cần nhìn thấy một “bóng áo vàng”, người tham gia giao thông nghĩ ngay đến quyền lực “vung dùi cui chỉ đường” hoặc “phạt vi phạm giao thông” của người mặc đồng phục.

Các nhà khoa học làm một thí nghiệm bằng cách cho một thanh niên trông giống sinh viên, ăn mặc “bụi phủi” và một người đàn ông trung niên, ăn mặc giống một doanh nhân thành đạt đi bộ băng qua đường trong khi đèn vẫn đỏ. Họ muốn biết có bao nhiêu người đang đứng đợi sẽ phạm luật bằng cách đi theo cậu sinh viên hoặc ông doanh nhân. Thật thú vị, số người đi theo người đàn ông trông giống doanh nhân cao gấp 3,5 lần số người đi theo cậu sinh viên. Điều này chứng tỏ, con người dễ dàng bị ảnh hưởng và làm theo những người được coi là “khả kính”, cho dù điều đó phạm luật.

Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học để một chiếc xe hiệu Lexus sang trọng và một chiếc xe cà tàng hiệu Volga đứng đợi đèn giao thông trước ngã tư. Khi đèn chuyển từ đỏ qua xanh, chiếc xe thí nghiệm vẫn đứng yên không chạy. Điều thú vị là trong trường hợp chiếc Volga cà tàng, 100% xe đứng sau ngay lập tức bấm còi inh ỏi, thậm chí có hai trường hợp không chịu được húc thẳng vào đuôi chiếc Volga. Trong trường hợp xe Lexus, 50% kiên nhẫn đợi một cách kính trọng, không hề bấm còi cho đến khi chiếc Lexus từ từ lăn bánh. Rõ ràng, sự sang trọng của chiếc Lexus có ảnh hưởng đến thái độ của con người.

Nhưng có lẽ, một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất thế giới về tâm lý học là của Tiến sĩ Milgram. Ông mời hai người tình nguyện làm thí nghiệm về “khả năng học và tác dụng của hình phạt”. Mỗi lần trả lời sai, người học sẽ bị phạt bằng cách dí điện và lần sau tăng 15 volt so với lần trước. Trong thí nghiệm, khi cường độ dòng điện là 15-50 volt, người học sẽ thấy khó chịu, 75-105 volt thì càu nhàu thành tiếng, 120-150 volt thì kêu rên là đau, 165-180 volt thì la hét và đòi dừng thí nghiệm, 195-300 volt thì ù đầu và tuyên bố không trả lời bất cứ câu hỏi nào nữa, 315-400 volt, gần như tê liệt và xin được giải thoát, 415-450 volt, nằm im bất tỉnh.

Có bao nhiêu người tình nguyện tham gia thí nghiệm dí điện người học 30 lần đến mức đỉnh điểm là 450 volt không hề dừng lại? Khi được hỏi, sinh viên khoa tâm lý học của Đại học Yale cho rằng sẽ có 1-2% người chơi dí đến mức 450 volt, còn 39 nhà tâm thần học được hỏi thì nói có khoảng 1 trong 1000 người dí đến 450 volt. Nhưng kết quả thực tế cho thấy, không ai dừng lại khi người học van xin hoặc la hét đau đớn, và có tới 66% (hai phần ba) người dậy dí điện đến mức cuối cùng 450 volt, khi người học bất tỉnh!

Tại sao con người lại nhẫn tâm với đồng loại của mình đến vậy, và tại sao họ lại tuân thủ một cách mê muội theo chỉ dẫn của Tiến sĩ Milgram? Đây chính là biểu hiện của việc phục tùng quyền lực, khi người dậy (là một tình nguyện viên) tin vào sự đúng đắn của vị tiến sĩ khoa học, và làm theo những gì ông ta nói. Tất nhiên, trong thí nghiệm này người học (người bị dí điện) là nhân viên phòng thí nghiệm, và tất cả các biểu hiện như kêu xin, và bất tỉnh chỉ là diễn kịch, nhưng người dậy không biết.

Qua các thí nghiệm này, chúng ta hiểu quyền lực hay biểu trưng của quyền lực có sức mạnh ghê gớm thế nào. Nó cảnh báo, những ai mang trên mình biểu trưng quyền lực phải thận trọng, nếu không sẽ gây hại một cách vô thức cho người khác. Ví dụ, công an dọa trẻ em nếu không khai trộm tiền sẽ bị bỏ tù, dẫn đến việc các em tự tử; hoặc giáo viên dọa học sinh, dẫn đến việc các em bỏ học.

Bên cạnh đó, nó cũng cảnh bảo người dân cần phải biết rõ quyền con người của mình để không hoảng sợ khi đối mặt với những biểu trưng của quyền lực, và bị họ lạm dụng. Đây cũng chính là lý do cần có những cơ quan giám sát quyền lực độc lập để kiểm soát việc lợi dụng quyền lực trục lợi, hoặc gây hại cho người khác.

Tiền có mang lại công lý?

in Chính Sách/Cộng Đồng

Hình ảnh cái cân, một bên là khí CO2 một bên là những tờ đô la Mỹ, minh họa cho một thoả thuận giữa chính quyền và các cộng đồng đang sống ở vùng rừng núi Việt Nam: giúp chúng tôi giữ rừng để giảm thiểu thay đổi khí hậu, chúng tôi sẽ đền bù cho các anh bằng đô la.

Ảnh: người dân bản địa chỉ “đo cây, đếm tiền”? (Nguồn: UN-REDD ở Việt Nam)

Đây là một ví dụ về ra sự gia tăng việc sử dụng hình thức đền bù của chính phủ, các công ty và tổ chức đa quốc gia trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Họ sẵn sàng đền bù cho các cộng đồng địa phương về sự mất mát do các dự án và chương trình bảo vệ môi trường, cũng như những tác hại do ô nhiễm công nghiệp gây ra. Đây là ý tưởng cơ bản của chương trình Giảm khí thải từ sự mất rừng và suy thoái rừng (REDD+). Nó cũng được áp dụng cho Quỹ thích ứng khí hậu, Chương trình Dịch vụ chi trả phí môi trường, Các thoả thuận đồng chia sẻ trong việc quản lý các khu rừng cấm, và các dự án trong lĩnh vực khai mỏ.

Tất cả những cố gắng này đều có chung một giả thiết: quản lý tài nguyên và môi trường sẽ có công lý (hơn) nếu các can thiệp làm cho sự phân phối lợi ích bình đẳng (hơn); nếu các cộng đồng địa phương được ‘chia sẻ công bằng’ doanh thu từ việc khai mỏ hay du lịch sinh thái, thì bảo tồn đa dạng sinh học hay khai mỏ sẽ có tính công lý; nếu các nước đang phát triển nhận được sự chi trả tài chính từ các công ty dược phẩm đa quốc gia, thì việc sử dụng tài nguyên gen của thế giới sẽ có công lý hơn; nếu các nhóm người bị ảnh hưởng bởi chất độc và sự rủi ro nhận được sự đền bù, thì việc quản lý môi trường và những hoạt động đối phó của loài người đối với biến đổi khí hậu sẽ trở nên bình đẳng hơn.

Đền bù có thể đưa lại công lý ở một vài trường hợp, ví dụ như một số người, hoặc cộng đồng bị ảnh hưởng bởi chất độc, hay bị di rời khỏi nguồn tài nguyên sinh kế, đòi hỏi sự đền bù. Tuy nhiên, có nhiều lý do để cẩn trọng, như được nhấn mạnh trong Tuyên bố Norwich về công lý môi trường [Norwich Declaration on Environmental Justice]. Đền bù không phải là một giải pháp kỳ diệu để giải quyết tất cả các ảnh hưởng tiêu cực từ quản lý môi trường và tài nguyên đối với các cộng đồng địa phương. Ngược lại, việc sử dụng đền bù như một giải pháp sẽ giới hạn, thậm chí đóng lại những khả năng khác, có thể giúp khắc phục những bất công tiềm ẩn về văn hoá, chính trị và kinh tế do sự quản lý tài nguyên và môi trường đem lại. Có bốn lý do để thấy đền bù không mang lại công lý.

1) Nhiều người trải nghiệm sự bất công theo các cách thức không thể chi trả bằng đền bù, ví dụ, người Pemón ở Venezuela có tri thức bản địa trong quản lý đất đai rất đặc trưng, cụ thể là cách sử dụng lửa. Việc nhà nước cấm sử dụng lửa vì lo cháy rừng sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của họ, lề hóa kiến thức bản địa, và đẩy họ vào nguy cơ bị mất gốc. Đền bù bằng tiền sẽ không giúp giải quyết sự bất công, vì lối sống và bản thân họ đã bị lề hóa bởi chính sách của chính quyền.

2) Đền bù có thể biến thành sự cưỡng ép về kinh tế trong bối cảnh có sự bất bình đẳng trầm trọng về quyền lực. Những người dân nghèo có thể cảm thấy bất lực, không có lựa chọn khác, vì vậy phải chấp nhận sự đền bù. Họ phải từ bỏ các đòi hỏi về công lý rất quan trọng trong đời sống của họ. Ví dụ, Người Ogoni ở vùng châu thổ Niger chỉ coi đền bù là sự xoa dịu mà không thực sự là công lý khi phải đi khỏi đồng bằng Niger. Họ phải nhận đền bù, cho dù trong thâm tâm họ muốn được công nhận quyền sở hữu đối với tài nguyên trong lãnh thổ họ đã ở lâu đời, và nhà nước cần tẩy sạch sự ô nhiễm hơn là chuyển họ đi nơi khác.

3) Đền bù chỉ có thể tốt ở nơi có các quyền dân chủ và người ảnh hưởng có thể tiếp cận được với hệ thống luật pháp. Ở nơi người dân không thể kiểm soát chính phủ, các tập đoàn đa quốc gia và các công ty tạo ra sự thiệt hại, rủi ro hoặc mất mát thì sự đền bù sẽ không đưa lại công lý. Ví dụ, người dân Sudan và Ethiopia thiếu sự tiếp cận đến hầu hết các nguồn thông tin quan trọng về các dự án xây dựng đập trên dòng sông Nile. Kết quả là họ trở thành những người nhận đền bù một cách thụ động, hoặc thậm chí không được đền bù, mà không có phương tiện gì để thương thoả với công ty xây dựng đập.

4) Đền bù là giải pháp cuối cùng có thể giải quyết vấn đề phân phối lại của cải, nhưng nó không làm thay đổi bản chất gốc rễ của sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và cơ hội. Ví dụ, chính phủ Ấn Độ đã đền bù các cộng động địa phương sống quanh rừng bằng cách cho phép họ chia sẻ sản phẩm và thu nhập từ rừng quản lý bởi nhà nước. Tuy nhiên, điều này không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của sự bất công, vì người dân vẫn không được làm chủ nguồn tài nguyên của họ. Phải đến khi Luật về rừng ra đời năm 2006, cho phép các cộng đồng bản địa có quyền quản lý tài nguyên và lãnh thổ truyền thống, thì sự bất công mới được giải quyết tận gốc rễ.

Trên bình diện khái niệm hoá, đền bù giả định một sự thoả thuận chung của các bên liên quan (ví dụ, người gây ra sự ô nhiễm và người bị tổn thương) về sự thiệt hại, mất mát hay rủi ro. Người gây ô nhiễm thu lợi từ hoạt động của mình, nên phải chia lại một phần cho người bị thiệt hại để đảm bảo công lý. Tuy nhiên, quan hệ quyền lực thường nghiêng về những người gây ô nhiễm, nên phần thiệt luôn nghiêng về phía những nạn nhân. Hơn nữa, khi tư duy “đền bù sẽ mang lại công lý”, lợi ích kinh tế (cho bên nắm quyền) sẽ được cân nhắc, bỏ qua những thiệt hại về văn hóa, xã hội, và tâm linh với cộng đồng. Nguy hại hơn, nó có thể xâm phạm những giá trị đạo đức phổ quát của con người, đó là có thể dùng tiền để rửa sạch tội lỗi khi gây hại cho người khác.

Quay lại hình ảnh ở đầu bài viết để hiểu hơn vấn đề vừa phân tích: Những cái trông có vẻ là đơn giản và có lẽ là sự thương thoả công bằng trong con mắt của các nhà quản lý Carbon lại không phải là vấn đề mấu chốt đối với người địa phương. Đối với họ, vấn đề mấu chốt là được công nhận triết lý của họ: Họ không coi rừng là nơi chứa carbon mà là nơi chôn rau cắt rốn, là địa vực cư trú, hay là nguồn cung cấp lương thực cho cuộc sống tự túc bền vững. Họ không nhìn họ như những cá thể khi giải quyết vấn đề với nhà quản lý carbon, mà họ coi họ là những tập thể cộng đồng. Có thể, vấn đề quan trọng cho họ là được tham gia một cách dân chủ vào quá trình đưa ra chính sách quản lý rừng, chứ không chỉ mang thước vào rừng đo cây, rồi lĩnh tiền của chương trình REDD++.

Vì thế, đền bù sẽ không bao giờ đủ vì nó chỉ giúp giải quyết vấn đề phân phối. Đền bù có thể sẽ đưa đến công lý trong một vài bối cảnh, nhưng nó sẽ không giải quyết được bất công cho nhiều người khác. Chúng ta cần phải có những chiến lược triệt để để đem lại công lý môi trường. Các chiến lược này cần đề cập đến sở hữu công bằng về tài sản và cơ hội, cũng như sự tham gia dân chủ, công nhận giá trị bản địa và sự toàn vẹn về môi trường.

————–

GS. Thomas Sikor dậy ở trường Đại học East Anglia, Anh. Bài viết này thừa hưởng được nhiều ý kiến từ các cuộc thảo luận ở hội thảo “the First International Think Tank on Global Environmental Justice”, tổ chức tại Norwich, Anh 20-22/6/ 2013.

1 2 3 9
Go to Top