Category archive

Thiện Nguyện

Vai trò của lòng biết ơn trong hoạt động thiện nguyện

in Thiện Nguyện
Vai trò của lòng biết ơn trong hoạt động thiện nguyện

Ngoài triết lý dựa vào lòng trắc ẩn hay tư lợi, lòng biết ơn (gratitude) cũng được nghiên cứu và cho thấy nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện. Lòng biết ơn được hiểu như là (i) một đáp trả cảm xúc với một sự tử tế; (ii) một tâm trạng biết ơn với những giá trị và niềm vui trong cuộc sống nói chung (ví dụ một ngày đẹp trời)[1]; và (iii) một đặc điểm thể hiện lối sống biết trân trọng người khác và thế giới chúng ta đang sống[2]. Lòng biết ơn được hiểu như trên có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội, bao gồm việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, chất lượng sống, và tính vị xã hội. Một số lý thuyết đã giải thích mối quan hệ giữa lòng biết ơn và tính vị xã hội, cụ thể lòng biết ơn như là (i) một phong vũ biểu đạo đức[3];  (ii) cơ sở cho sự trao đổi có đi có lại[4]; và (iii) duy trì và xây dựng sự gắn bó cũng như mối quan hệ xã hội[5]. Chia sẻ điều này, McCullough[6] cho rằng lòng biết ơn khuyến khích và củng cố hành vi có đạo đức (khi được nói ra, lòng biết ơn sẽ khuyến khích người cho tiếp tục cho trong tương lai). Xem chi tiết

Động cơ đạo đức của việc làm thiện nguyện là gì?

in Thiện Nguyện

Philanthropy (thiện nguyện) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “love of people/humanity – tình yêu con người”. Như vậy, gốc rễ của từ philanthropy làm cho chúng ta nghĩ đến mục đích của các tổ chức từ thiện là thể hiện tình yêu con người thông qua các hành động tốt. Còn philanthropist (người làm thiện nguyện) là những người có tình yêu con người và sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt những người gặp hoạn nạn và kém may mắn. Trong thời hiện đại, philanthropy thường được hiểu như là hoạt động quyên góp, cứu trợ hoặc làm tình nguyện, còn philanthropist thường được nghĩ đến như là những người giàu có, có thể cho đi rất nhiều tiền. Điều này làm hẹp nghĩa ban đầu của từ philanthropy vì ai cũng có thể có trái tim có tình yêu con người và đều có thể hành động vì người khác. Ở Mỹ, từ philanthropy giờ còn được hiểu như là một tổ chức, một Quỹ chuyên đi quyên tiền, hoặc mọi người còn phát triển thành văn hóa gây quỹ (culture of philanthropy) hoặc như một nghề nghiệp (she works in philanthropy). Dù từ philanthropy đã được sử dụng khác với nghĩa ban đầu, nhưng cần hiểu nguồn gốc của nó để không đi chệch khỏi cốt lõi là “love of people” của từ này[1]. Xem chi tiết

Go to Top