Vai trò của lòng biết ơn trong hoạt động thiện nguyện
Ngoài triết lý dựa vào lòng trắc ẩn hay tư lợi, lòng biết ơn (gratitude) cũng được nghiên cứu và cho thấy nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện. Lòng biết ơn được hiểu như là (i) một đáp trả cảm xúc với một sự tử tế; (ii) một tâm trạng biết ơn với những giá trị và niềm vui trong cuộc sống nói chung (ví dụ một ngày đẹp trời)[1]; và (iii) một đặc điểm thể hiện lối sống biết trân trọng người khác và thế giới chúng ta đang sống[2]. Lòng biết ơn được hiểu như trên có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội, bao gồm việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, chất lượng sống, và tính vị xã hội. Một số lý thuyết đã giải thích mối quan hệ giữa lòng biết ơn và tính vị xã hội, cụ thể lòng biết ơn như là (i) một phong vũ biểu đạo đức[3]; (ii) cơ sở cho sự trao đổi có đi có lại[4]; và (iii) duy trì và xây dựng sự gắn bó cũng như mối quan hệ xã hội[5]. Chia sẻ điều này, McCullough[6] cho rằng lòng biết ơn khuyến khích và củng cố hành vi có đạo đức (khi được nói ra, lòng biết ơn sẽ khuyến khích người cho tiếp tục cho trong tương lai). Xem chi tiết