Author

Khánh Tùng

Khánh Tùng has 2 articles published.

“Vì nghĩa” là cội nguồn của tinh thần công dân thời smartphone?

in Cộng Đồng
Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh - Tờ báo Ngày Nay - Nhà Ánh Sáng

Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy tinh thần dấn thân, phục vụ xã hội đã dần phổ biến ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Những phong trào xã hội kiểu mới thực ra đã có nguồn gốc từ tinh thần “vì nghĩa” hiện diện từ khá lâu trong lịch sử. Hiện nay, một phong trào “cause lawyering” mà có người tạm dịch là “luật sư vì nghĩa” – luật sư hoạt động vì lợi ích chung bằng nhiều phương thức cả trong và ngoài tòa án khẳng định sự tiếp nối của tinh thần vì nghĩa. Dường như tinh thần “vì nghĩa” không phải đã lạc hâu, ngược lại nó vẫn được nhiều người trên thế giới quan tâm, tức là ít nhiều nó vẫn mang giá trị phổ quát trong thời smartphone hiện nay.

Bên cạnh lòng nhân ái, tinh thần “vì nghĩa” đã được một số nhà nghiên cứu, bao gồm Giáo sư Trần Văn Giàu (“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, 1980),  nhắc đến như một giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Giáo sư Đinh Gia Khánh thì cho rằng “vì nghĩa” thực chất là “để cái chung lên cái riêng, dám hy sinh cái riêng, nếu cần, để vì cái chung”. Hình ảnh Nguyễn Trãi vái biệt cha ở Ải Nam Quan, quay về tìm kế phục quốc (năm 1407) là một điển hình, có thể chỉ là một giai thoại, về sự hi sinh lợi ích cá nhân vì “đại nghĩa”. Hay dân gian hơn là hình ảnh Lục Vân Tiên bẻ cây làm gậy, đánh cướp cứu người được đề cao như tinh thần nghĩa hiệp, đùm bọc những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Xem chi tiết

Tình liên đới – Nền tảng cơ bản của Tinh thần công dân

in Cộng Đồng
Ảnh đường phố Việt Nam
Photo by Giang Son Dong

Tình liên đới là tình cảm gắn bó giữa con người với con người trong một cộng đồng nhỏ hoặc lớn. Cộng đồng nhỏ như một lớp học, đơn vị, làng bản, thành phố (tình đồng môn, đồng ngũ, đồng hương), cộng đồng lớn như một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại (tình nhân loại). Sự liên đới càng có ý nghĩa hơn đối với những cá nhân trong hoàn cảnh nghèo hèn, bệnh tật, cô đơn. Xem chi tiết

Go to Top