Category archive

Chính Sách - page 2

Chính trị và bất bình đẳng: Một góc nhìn của Nancy Fraser

in Chính Sách
Chính trị và bất bình đẳng

Theo Nancy Fraser thì gần đây có một sự tương phùng giữa chính trị căn tính (identity politics) nhấn vào sự thừa nhận (recognition) và sự lên ngôi của chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) nhấn vào vai trò độc tôn của thị trường. Trong quá trình này, thay vì sự ghi nhận bổ sung cho sự tái phân phối (redistribution) thì các phong trào xã hội mới (đặc biệt theo trường phái đa dạng văn hóa và tôn trọng sự khác biệt) đã thay thế chính trị tái phân phối. Đây là sai lầm đáng tiếc vì chính trị căn tính ngầm định là bình đẳng đã được thiết lập trong dòng chính và vấn đề là chỉ một số người (phụ nữ, dân tộc, LGBT, PwD) đang bị gạt ra bên ngoài cần được bao gộp vào. Điều này ko giải quyết được vấn đề bất bình đẳng vì nó có thể chỉ là vận động cho một xã hội phân biệt chủng tộc “khoan dung/chứa được” người da màu, hoặc một văn hóa kỳ thị đồng tính cho phép người LGBT tham gia. Chính vì vậy điều quan trọng là phải tưởng tượng ra một xã hội khác, một văn hóa khác và điều này thì chính trị căn tính không làm được.  Xem chi tiết

Chính sách không thể chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng

in Chính Sách
Dù gái hay trai chỉ hai là đủ
Tranh cố động cho sinh đẻ có kế hoạch (nguồn: internet)

Câu chuyện số 1

Trong chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình quốc gia, kiểm soát tỉ lệ sinh luôn là một mục tiêu quan trọng. “Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con” đã trở thành khẩu hiệu quen thuộc và được áp dụng triệt để ở các địa phương thông qua giáo dục, tuyên truyền, kỷ luật và phạt hành chính. Hệ thống chính trị địa phương được khen ngợi vì đạt được mục tiêu kiểm soát sự gia tăng của dân số và góp phần hoàn thành mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế và xã hội đất nước.  Xem chi tiết

Go to Top