Category archive

Chiến Dịch

LỊCH SỬ HOÁ CHỦ NGHĨA TIÊU DÙNG

in Chiến Dịch

Sự ra đời của xã hội tiêu dùng

Ở một khía cạnh nào đó, mỗi người sinh ra đã là một cá thể tiêu dùng. Tuy nhiên, sự ra đời của xã hội tiêu dùng (consumer society) lại đòi hỏi những điều kiện khả thể, được quy chiếu bởi những bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị nhất định. 

Thuật ngữ “xã hội tiêu dùng” được cho là xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi tiêu dùng trở thành phương thức tồn tại then chốt của xã hội phương Tây – với việc tiêu dùng đại chúng (mass consumption) vào giai đoạn giữa chiến tranh kéo theo sự tái tổ chức lại những thực hành đời sống hàng ngày. Thế nhưng cũng nhiều học giả cho rằng mầm mống của xã hội tiêu dùng xuất hiện sớm hơn thế. Một số nhà nghiên cứu quay ngược lại thời kỳ lịch sử từ thế kỷ 17 ở Anh với việc Hoàng hậu Elizabeth nhấn mạnh với thần dân về việc cần trở nên thời thượng, ăn mặc và đeo đồ trang sức thể hiện vị thế của một người quý tộc (Mukerji, 1983, Bermingham 1995, McCracken 1988).

Xem chi tiết

VĂN HÓA TIÊU DÙNG

in Chiến Dịch

Marx và sự sùng bái hàng hóa

Marx hiểu khái niệm “consumption” theo nghĩa sản xuất hàng hoá (commodity production) hơn là cách hiểu mang tính biểu tượng và dạng thức văn hoá của nó như trong nghĩa hiện đại của từ này. Hàng hoá (commodity) được Marx định nghĩa “một vật bên ngoài, một thứ mà qua đó, những phẩm chất của nó đáp ứng nhu cầu của con người” (1990:125), và vật đó có thể trao đổi lấy một thứ khác.

Xem chi tiết

NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐẠO ĐỨC TIÊU DÙNG

in Chiến Dịch

Người tiêu dùng thụ động hay chủ thể tự quyết?

Khá nhiều các nghiên cứu quan tâm đến vấn đề có tính cốt lõi – tính chủ thể của người tiêu dùng: người tiêu dùng là thụ động hay chủ động.

Theo Yiannis Gabriel and Tim Lang (2006), ngay từ thế kỷ XIV, từ “consume” (tiêu thụ) đã mang hàm ý tiêu cực trong tiếng Anh, với nghĩa ‘to destroy, to use up, to waste, to exhaust’ (phá hủy, dùng hết, lãng phí hoặc cạn kiệt), và hàm nghĩa xấu này được duy trì đến tận cuối thế kỷ XIX (trong khi đó từ ‘customer’(khách hàng) lại mang nghĩa tích cực (‘a regular and continuing relationship to a supplier’). Dần dần, ý nghĩa của nó được thay đổi, đặc biệt từ những năm 1920, thay vì consumption chỉ là phương tiện của cuộc sống, thì mua sắm được coi cũng là đích của cuộc đời, đem lại sự hài lòng, tự do, và niềm vui (Lasch, 1991). Ý nghĩa của người tiêu dùng cũng thay đổi với nội hàm của nghĩa về “tiêu dùng”.

Xem chi tiết

Phong trào người tiêu dùng

in Chiến Dịch

Phong trào người tiêu dùng là những hoạt động để bảo vệ người tiêu dùng, và ở nhiều nơi thường được hướng đạo bởi các tổ chức người tiêu dùng. Phong trào đấu tranh vì quyền của người tiêu dùng, đặc biệt khi các quyền đó bị xâm phạm bởi chính phủ, các tập đoàn doanh nghiêp hay các tổ chức khác liên quan đến việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng. Ở mỗi nước có các phong trào tiêu dùng khác nhau. Ở Anh ngay từ thế kỷ XIX đã có phong trào vận động người tiêu dùng như Phong trào  hợp tác(the cooperative movement). Cách mạng công nghiệp và cơ chế kinh tế trong xã hội chuyển đổi đã đe doạ đời sống kinh tế của công nhân. Robert Owen (1771–1858) được coi là người khởi xướng cho phong trào “cooperative movement”, đã tạo ra ý tưởng về những làng hợp tác nơi công nhân có thể thoát nghèo đói bằng cách tự tạo ra thức ăn, quần áo và tự quản lý cuộc sống của chính mình. Ở Mỹ các học giả cho rằng có 3 làn sóng của phong trào người tiêu dùng (“three waves of consumer activism”): làn sóng thứ nhất khoảng giai đoạn 1900-1915 (liên quan đến an toàn thực phẩm, thuốc và các hoạt động cạnh tranh); giai đoạn 1920s-1930s (liên quan đến những phê phán quảng cáo vì thông tin không khách quan và thiếu tính biểu trưng), làn sóng thứ ba vào những năm 1960-1970 (liên quan đến các tiêu chuẩn an toàn, tác động xã hội của quảng cáo, cơ chế phản hồi hàng hoá hỏng của khách hàng)…

Xem chi tiết

CHỦ NGHĨA TIÊU DÙNG VÀ TINH THẦN CÔNG DÂN

in Chiến Dịch

Theo sau sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chủ nghĩa tiêu dùng thường được mô tả như một ý thức hệ không bị kháng cự. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà tinh thần của nó thể hiện không phải trong phương thức sản xuất, cấu trúc giai tầng hay nghệ thuật, mà trong phương thức tiêu dùng, lối sống và căn tính  (in modes of consumption, lifestyles and identities) – những phương thức khiến con người được mở ra với một loạt các trải nghiệm cảm xúc và cảm giác (Feartherstone 1991:24). Trở thành một “người tiêu dùng” đồng nghĩa với việc hoà tan đi tính chất giai cấp, tộc người, hay công dân. Con người tiêu dùng trở thành những hợp chất sáng tạo hàm chứa cùng một lúc các phạm trù xã hội, với cả lịch sử, hiện tại và quá khứ.  Ở khía cạnh bản thể, nói ai đó là người tiêu dùng cũng có nghĩa khẳng định anh ta đang “sống”.

Xem chi tiết

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG TRONG DOANH NGHIỆP

in Chiến Dịch

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra một sự thay đổi nhanh chóng trong các tập đoàn và công ty Hoa Kỳ cũng như thế giới trong việc áp dụng các chính sách chống phân biệt đối xử, tăng cường tuyển dụng lao động là người LGBT và thực hành văn hóa công ty tôn trọng sự đa dạng về tính dục. Theo báo cáo của HRC thì có đến 89% các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 đã thực hiện các chính sách này, trong đó có những tên tuổi như Microsof, GAP, Cocacola, hay Baker McKenzie[1]. Chính sách của các công ty thường rất đa dạng, không giống nhau, theo Ozeren thì có thể tồn tại ở dạng các khoản điều lệ rõ ràng, các khóa đào tạo về chống phân biệt đối xử hoặc các chế độ phúc lợi cho bạn đời cùng giới của nhân viên. Dù ở hình thức nào thì các chính sách này đều mang tính bắt buộc áp dụng đối với công ty[2].

Xem chi tiết

LỢI ÍCH TÀI CHÍNH TỪ VIỆC CÓ CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG TRONG DOANH NGHIỆP

in Chiến Dịch

Một câu hỏi quan trọng mà các công ty luôn có là chính sách bình đẳng đối với người LGBT có mang lại lợi ích tài chính cho công ty không. Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã có câu trả lời này, và chủ yếu là cho kết quả tích cực.

Xem chi tiết

10 ÍCH LỢI CỦA VIỆC CÓ CHÍNH SÁCH TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG VÀ HOÀ NHẬP

in Chiến Dịch

Sự đa dạng (diversity) hiểu rộng ra bao gồm “sự khác biệt về chủng tộc, giới, sắc tộc, quốc tịch, xu hướng tính dục, tình trạng cơ thể, tầng lớp xã hội, tuổi, và các đặc điểm có ý nghĩa xã hội khác, cùng với các khác biệt tạo ra bởi hoặc được ngầm định gắn với các nhãn dán lên sự khác biệt này”. Ngoài ra Loden và Rosener còn liệt kê một số đặc điểm xã hội khác cũng góp phần làm nên sự đa dạng, cho dù không nổi trội như những đặc điểm trên như trình độ giáo dục, quê quán, thu nhập, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm quân đội, tình trạng gia đình, niềm tin tôn giáo hoặc kinh nghiệm công việc.

Xem chi tiết

Người tiêu dùng là đòn bẩy cho đạo đức trong kinh doanh

in Chiến Dịch

Đạo đức trong kinh doanh là việc áp dụng đạo đức vào kinh doanh. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa hành vi tối đa hóa lợi nhuận và những quan tâm phi kinh tế của doanh nghiệp. Ở mức độ hoạt động, nó chính là những nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh (cá nhân và doanh nghiệp).

Xem chi tiết

Mâu thuẫn lợi ích và tham nhũng

in Chiến Dịch

Mâu thuẫn lợi ích là một trong những khởi nguồn của tham nhũng. Tuy nhiên, cần hiểu không phải khi nào các lợi ích khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau cũng tạo ra mâu thuẫn lợi ích. Trong cuộc sống cá nhân, thị trường hoặc hoạt động chính trị việc hài hòa các lợi ích trái ngược nhau luôn luôn xảy ra, thậm chí là cần thiết. Ví dụ, chính phủ phải hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, hoặc đầu tư cho vùng đô thị tạo tăng trưởng cao hoặc cho vùng nông thôn đang bị bỏ lại phía sau. Tương tự, doanh nghiệp phải cân bằng giữa lợi nhuận của các cổ đông và quyền lợi của công nhân. Sự cân bằng giữa các lợi ích này không phải là mâu thuẫn lợi ích. 

Xem chi tiết
Go to Top