Category archive

Chiến Dịch - page 3

Năm 2019 nên là năm của LÒNG TIN

in Thu hẹp khoảng cách
năm 2019 năm của lòng tin

Năm 2018 khép lại cho thấy những sự kiện được công luận quan tâm nhiều nhất là những đại án tham nhũng được mang ra xử và các khủng hoảng của ngành giáo dục và y tế.

Chưa bao giờ ở Việt Nam số vụ xử tham nhũng lớn đến vậy và động chạm đến những quan chức ở cả cấp trung ương và địa phương. Những cái tên như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa đều gắn với những vụ án tham nhũng, lạm quyền lớn. Những vụ xét xử này dường như đang thể hiện việc “lời nói đi đôi với việc làm” trong phòng chống tham nhũng. Về logic, người dân phải tin tưởng vào quyết tâm và nỗ lực chống tham nhũng của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam.

Theo nghiên cứu của TS. Phạm Quỳnh Phương [2018] thì vẫn có một sự xung đột về nghĩa giữa diễn ngôn của nhà nước và diễn ngôn của người dân. Xem chi tiết

Làm thế nào để khi chữa bệnh không phải rút tiền ra trả?

in Thu hẹp khoảng cách

Khám, chữa bệnh mà không phải rút tiền ra trả có phải là một ước mơ, một điều không tưởng vì thực tế mỗi lần đến bệnh viện đều tốn rất nhiều tiền, thậm chí nhiều người nghèo phải “buông xuôi” khi mắc phải bệnh hiểm nghèo?

Chăm sóc sức khỏe toàn dân (Universal Healthcare Coverage – UHC) không chỉ là một ước mơ mà là một ý tưởng đã thành hiện thực ở nhiều quốc gia. Nó có  mục đích giúp mọi người không phân biệt điều kiện kinh tế, sắc tộc, hay nhu cầu khám chữa bệnh đều được chăm sóc y tế khi cần. Không  những thế, chất lượng dịch vụ y tế họ được đáp ứng có chất lượng tốt, hiệu quả. Nói cách khác, UHC giúp mọi người được tiếp cận dịch vụ y tế bình đẳng, có chất lượng mà không bị bần cùng hóa vì phải chữa bệnh. Xem chi tiết

Đừng thương mại hóa y tế công

in Thu hẹp khoảng cách
Đừng thương mại hóa y tế công

Lời dẫn: BS.TS. Trần Tuấn thuộc khối các tổ chức khoa học độc lập ngoài nhà nước, nhiêu năm chuyên tư vấn phản biện chinh sách lĩnh vực y tế và phát triển cộng đồng bền vững. Gần đây, ông có bài viết thuộc chủ đề “tư nhân hóa, thương mại hóa y tế và công bằng sức khoẻ”, đăng trên Facebook cá nhân ngày 18/12/2018 (click xem bài viết tại đấy) Nhận thấy bài viết này nên được những ai quan tâm tới chiến dịch “Thu hẹp khoảng cách” tham khảo, ban quản trị trang Facebook Thu hẹp khoảng cách đã liên hệ và được tác giả đồng ý cho đăng lại, với sự điều chỉnh nội dung của phần vào đề bởi chính tác giả thực hiện. Xem chi tiết

Nghèo đi vì chữa bệnh***

in Thu hẹp khoảng cách
Ảnh chụp bởi Tiến Thành tại bệnh viện Đắk Lắk
Ảnh chụp bởi Tiến Thành tại bệnh viện Đắk Lắk

 Trong hơn một thập kỷ qua, gánh nặng nghèo đói của Việt Nam đã giảm đi 3 lần nếu xét theo con số tuyệt đối: từ 58% nghèo đói qua báo cáo đánh giá mức sống dân cư toàn quốc năm 1992/1993, xuống 37% năm 1997/98, và 18% năm 2004. Trung bình, mỗi năm cắt giảm xấp xỉ 2,7%. Một tốc độ giảm nghèo được Tổ chức Phát triển của Liên hợp quốc – UNDP ghi nhận đưa ra minh chứng thành công cho các nước thế giới thứ ba noi theo (UNDP, 2006). Trong khi tất cả đều nhất trí cao về thành quả đạt được, thì câu hỏi liệu tỷ lệ giảm nghèo có tiếp tục đi xuống giúp Việt Nam đạt mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015, vẫn còn đang chờ ở phía trước. Xem chi tiết

Cuộc thi ảnh về các vấn đề bất bình đẳng xã hội

in Thu hẹp khoảng cách
Cuộc thi ảnh về bất bình đẳng xã hội

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2018 – Tổ chức Oxfam, nhóm Vietnam Street Photography và ECUE đồng hành cùng chiến dịch Thu Hẹp Khoảng Cách tổ chức “Cuộc thi ảnh về vấn đề bất bình đẳng xã hội”.

Sau hơn 30 năm đổi mới đã có 30 triệu người Việt Nam thoát khỏi đói nghèo. Những tiến bộ về kinh tế, xã hội và công nghệ đều được hiện diện ở khắp nơi. Tuy nhiên, trong 30 năm qua bất bình đẳng xã hội cũng tăng với tốc độ ngày ngày nghiêm trọng. Ví dụ vào năm 2014 vẫn còn 12.3 triệu người Việt Nam vẫn sống trong đói nghèo trong khi có 210 người siêu giầu với tổng tài sản lên đến 20 tỉ đô la Mỹ. Theo tính toán, chỉ cần thu nhập một năm của 210 người siêu giàu này có thể giúp 3,2 triệu người thoát nghèo. Hơn nữa, bất bình đẳng về thu nhập chỉ là một mặt của vấn đề phát triển. Những người nghèo thường phải đối mặt với những bất bình đẳng khác về tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, tham gia vào hoạt động xã hội, chính trị, hoặc thậm chí có tuổi thọ trung bình thấp hơn các nhóm khá giả.

Được đối xử bình đẳng là quyền và khát vọng của mỗi con người. Bình đẳng cũng là nền tảng để con người Việt Nam xây dựng một xã hội hài hoà, chia sẻ và nhân ái. Chính vì vậy, với mong muốn thúc đẩy giá trị bình đẳng, tạo cơ hội để người dân nói lên những câu chuyện xung quanh đời sống của mình, cuộc thi ảnh về vấn đề bất bình đẳng xã hội khuyến khích các nhà nhiếp ảnh đưa ra các vấn đề BẤT BÌNH ĐẲNG còn tồn tại qua ống kính của mình với các chủ đề cụ thể như sau: Xem chi tiết

Sáng kiến Thanh niên vì một Việt Nam bình đẳng

in Thu hẹp khoảng cách
Sáng kiến thanh niên Thu hẹp khoảng cách vì một Việt Nam bình đẳng

Được đối xử công bằng là quyền và khát vọng của mỗi con người. Dù là phụ nữ hay nam giới, người đồng tính hay người dị tính, người dân tộc thiểu số hay người dân tộc đa số, người có tôn giáo hay không có tôn giáo, mỗi chúng ta đều mong muốn có bình đẳng trong luật pháp, tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, hay trong môi trường làm việc. Cũng như tự do, bình đẳng là điều kiện để con người được tôn trọng và có cơ hội phát triển hết khả năng của mình. Bình đẳng cũng là nền tảng để người Việt Nam cùng nhau xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái. Xem chi tiết

Chiến dịch Thu hẹp khoảng cách 2018

in Thu hẹp khoảng cách
Chiến dịch Thu hẹp khoảng cách

Thu hẹp khoảng cách (Even It Up) là một chiến dịch toàn cầu do Oxfam phát động nhằm phá vỡ vòng tròn bất bình đẳng trên tất cả các khía cạnh, từ kinh tế, chính trị đến giới và vị thế xã hội. Oxfam tin rằng bất bình đẳng là hậu quả của các quyết định chính sách tạo ra các luật chơi không công bằng. Hậu quả dẫn đến một nhóm trở nên giàu có quá đáng còn nhiều nhóm khác bị mắc kẹt trong đói nghèo. Hơn thế nữa, bất bình đằng nằm trong chính niềm tin vào mô hình kinh tế tân tự do nơi thị trường là thống soát và vai trò của nhà nước và xã hội dân sự là thứ yếu. Chính vì vậy, để thay đổi thì cần thay đổi thái độ, niềm tin và nâng cao quyền lực cũng như khả năng hành động của người dân và đối tác để thay đổi luật chơi, thúc đẩy các chính sách tiến bộ hướng tới việc định hình một cấu trúc kinh tế mới, một cấu trúc kinh tế xem bất bình đẳng là sai trái, là rào cản ngăn người dân có được quyền của mình.  Xem chi tiết

Go to Top