Author

Bình Lê

Bình Lê has 8 articles published.

Điểm tham chiếu của người Việt

in Cộng Đồng

Trong các gia đình Việt Nam ngày xưa và thậm chí ngày nay, nhiều bậc cha chú luôn nói “chúng mày thời nay sướng hơn bọn tao nhiều.” Điều này đúng vì tăng trưởng kinh tế trong hơn hai thập kỷ qua đã cải thiện dịch vụ sống, giảm đói nghèo đặc biệt trong tầng lớp dân cư thành thị nên người Việt rất lạc quan và vui vẻ. Đó là lý do tại sao, Việt Nam luôn nằm trong tốp các nước hạnh phúc nhất thế giới.

Người Việt hạnh phúc vì mong đợi quan trọng nhất của mình là có cơm ăn áo mặc và cuộc sống yên bình đã được đáp ứng. Nhiều người luôn so sánh cuộc sống hiện tại với sự nghèo khó của thời bao cấp và thấy rằng cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Hàng hóa đầy chợ, siêu thị sang trọng liên tục mọc lên khác hẳn với việc xếp hàng dài từ lúc mờ sáng để mua vài cân gạo và thực phẩm thời bao cấp. Bữa cơm hàng ngày có thịt có cá khác với ngày xưa phải đợi đến Tết để được thỏa mãn sự thòm thèm. Cuộc sống thời kinh tế tập thể làm theo còi, ăn theo kẻng, cơ hội công việc chỉ là nông dân trong hợp tác xã hay công nhân trong nhà máy thật tù túng so với nền kinh tế thị trường đa thành phần. Khi so sánh với quá khứ đói nghèo, chiến tranh và loạn lạc thì cuộc sống sau đổi mới là cuộc sống thật sự hạnh phúc, an bình, và luôn luôn cải thiện. Và người Việt tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản vì thấy mong đợi “có cơm ăn áo mặc” của mình đã được đáp ứng.

Cuộc sống hiện tại cho người Việt tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Nhiều người đã trải nghiệm trực tiếp cuộc sống ở châu Âu, Mỹ, Úc khi đi học, công tác, du lịch hoặc gián tiếp qua phim ảnh, internet và truyền hình. Đó là những nước không chỉ giàu về vật chất nhưng tự do về tư tưởng và dân chủ trong đời sống chính trị. Người Việt cũng hiểu hơn về các nước châu Á như Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc để thấy ước mơ giàu có về kinh tế dân chủ trong chính trị gần gũi với mình hơn. So sánh với các nước này người Việt thấy mình nghèo hơn “vì chiến tranh, vì cấm vận và vì các thế lực thù địch chống phá.” Nhưng với tốc độ kinh tế tăng trưởng cao, thị trường bất động sản bùng nổ, các “kỷ lục” luôn luôn bị phá vỡ làm người Việt tin rằng chắc chắn cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn và tự do và dân chủ sẽ là điểm đến tất yếu.

Nhưng mấy năm gần đây kinh tế khủng hoảng đã nhanh chóng bào mòn sự lạc quan của người Việt. Kinh tế suy xụp làm hiện lên một xã hội với tham nhũng lan tràn và bất bình đẳng đang tăng cao; sự xuống cấp của đạo đức, an toàn xã hội với nạn cướp giật công khai, giết người vô cớ và thậm chí là sự lộng quyền của một bộ phận công an và quan chức. Giới trẻ phải đối mặt với nạn thất nghiệp, chất lượng giáo dục thấp, sinh viên phải học những môn xa rời thực tế không có ích cho công việc sau này. Người Việt đã và đang tự đặt ra những câu hỏi để lý giải tại sao Việt Nam lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn này?

Người Việt giờ đây đã từng có một quá khứ tốt đẹp và lạc quan khi kinh tế liên tục tăng trưởng và cuộc sống người dân liên tục được cải thiện. Điều này đồng nghĩa với điểm tham chiếu không chỉ còn là sự loạn lạc của thời chiến tranh và sự đói nghèo của thời bao cấp nữa. Song song với những hiểu biết về tự do, dân chủ và nhân quyền, người Việt càng ngày càng mong đợi nhiều hơn và họ càng đòi hỏi chính quyền đáp ứng nhiều hơn. Và nếu sự đáp ứng của chính quyền thấp hơn sự mong đợi của người dân, chắc chắn sẽ dẫn đến sự không hài lòng, thậm chí là bất bình trong dân chúng.

Chính quyền cần lắng nghe và thấu hiểu những mong đợi quan trọng và chính đáng của người dân để biến thành ưu tiên của quốc gia. Không nên hạn chế ước mơ của nhân dân vì chỉ khi mong ước lớn thì thành công mới lớn. Đừng lo ước mơ của nhân dân vượt quá khả năng đáp ứng của chính quyền thì sẽ gây ra bất ổn vì điều này chỉ đúng khi chính quyền giữ quyền “ban phát” cho nhân dân. Nếu ước mong của nhân dân và chính quyền trùng khớp thì thiếu hụt đó không còn nữa. Việt Nam đã từng trải nghiệm điều này khi cả dân tộc mong ước giải phóng đất nước và đồng hành cùng chính quyền thực thi thắng lợi ước mơ vĩ đại của mình.

Mỗi người Việt ở trong vị trí của mình phải tạo ra những ước mơ lớn trong ước mơ chung của dân tộc. Sinh viên hãy ước mơ trở thành Ngô Bảo Châu hay Steve Jobs để tạo cảm hứng vô tận cho mình trong học tập và sáng tạo. Đừng tự giới hạn trong ước mơ vì tự do ước mơ là quyền cơ bản nhất của con người. Đừng e dè khi thể hiện ước mơ vì khi đó cảm hứng mới được truyền đạt và ước mơ mới được kết nối giữa người với người.

Doanh nhân cần như Đặng Lê Nguyên Vũ ước mơ Trung Nguyên có thể vượt qua Starbucks và lãnh đạo café thế giới. Ước mơ này là chính đáng và cần khuyến khích vì đó chính là động lực để cán bộ nhân viên Trung Nguyên làm việc và chiến thắng. Nếu doanh nhân nào cũng khiếp đảm trước các tập đoàn thế giới và hài lòng với việc làm thầu phụ cho họ thì không bao giờ trở thành người đi đầu.

Các nhà trí thức Việt Nam cần có điểm tham chiếu là sự thật vì sự thật là thức ăn thiết yếu cho xã hội. Một dân tộc có lầm đường hay không phụ thuộc vào bản lĩnh nói thẳng nói thật của trí thức. Nếu không, những giá trị nhân bản và những định hướng quốc gia sẽ bị bóp nghẹt bởi sự giả dối và hèn yếu mà thôi.

Và cuối cùng, các nhà chính trị cần có điểm tham chiếu là tự do của nhân dân và thịnh vượng cho dân tộc. Lãnh đạo cần phục vụ lợi ích của dân tộc chứ không lấy điểm tham chiếu là ý thức hệ, tính giai cấp hay chủ nghĩa lịch sử nào. Ước mơ của họ phải là ước mơ của toàn thể nhân dân và đi từ nhân dân mà ra. Và điều song trùng này chỉ có thể khi quyền bầu lãnh đạo của nhân dân được bảo vệ và thực thi trong các cuộc bầu cử công bằng, cạnh tranh và minh bạch.

Cần hành động bằng việc gỡ bỏ những hạn chế trong ước mơ của mình. Đừng bao giờ coi mình là thấp kém mà lấy điểm tham chiếu thấp hơn các dân tộc khác. Hãy nhìn về phía trước và hướng tới chân trời tự do và hạnh phúc cho dân tộc!

Năm 2019 nên là năm của LÒNG TIN

in Thu hẹp khoảng cách
năm 2019 năm của lòng tin

Năm 2018 khép lại cho thấy những sự kiện được công luận quan tâm nhiều nhất là những đại án tham nhũng được mang ra xử và các khủng hoảng của ngành giáo dục và y tế.

Chưa bao giờ ở Việt Nam số vụ xử tham nhũng lớn đến vậy và động chạm đến những quan chức ở cả cấp trung ương và địa phương. Những cái tên như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa đều gắn với những vụ án tham nhũng, lạm quyền lớn. Những vụ xét xử này dường như đang thể hiện việc “lời nói đi đôi với việc làm” trong phòng chống tham nhũng. Về logic, người dân phải tin tưởng vào quyết tâm và nỗ lực chống tham nhũng của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam.

Theo nghiên cứu của TS. Phạm Quỳnh Phương [2018] thì vẫn có một sự xung đột về nghĩa giữa diễn ngôn của nhà nước và diễn ngôn của người dân. Xem chi tiết

Làm thế nào để khi chữa bệnh không phải rút tiền ra trả?

in Thu hẹp khoảng cách

Khám, chữa bệnh mà không phải rút tiền ra trả có phải là một ước mơ, một điều không tưởng vì thực tế mỗi lần đến bệnh viện đều tốn rất nhiều tiền, thậm chí nhiều người nghèo phải “buông xuôi” khi mắc phải bệnh hiểm nghèo?

Chăm sóc sức khỏe toàn dân (Universal Healthcare Coverage – UHC) không chỉ là một ước mơ mà là một ý tưởng đã thành hiện thực ở nhiều quốc gia. Nó có  mục đích giúp mọi người không phân biệt điều kiện kinh tế, sắc tộc, hay nhu cầu khám chữa bệnh đều được chăm sóc y tế khi cần. Không  những thế, chất lượng dịch vụ y tế họ được đáp ứng có chất lượng tốt, hiệu quả. Nói cách khác, UHC giúp mọi người được tiếp cận dịch vụ y tế bình đẳng, có chất lượng mà không bị bần cùng hóa vì phải chữa bệnh. Xem chi tiết

Tinh thần công dân thúc đẩy lòng yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc mù quáng?

in Cộng Đồng
Tinh thần công dân thúc đẩy lòng yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc mù quáng?

Tinh thần công dân có thể được gắn với các giá trị mang tính cá nhân như khoan dung, tôn trọng, biết ơn, trách nhiệm (Anheier 2007; Calhoun 2000; Forni 2002; Shils 1997), hoặc các hành động liên quan đến quản trị địa phương, quyền con người, hoặc vận động chính sách (Marshall’s 1950). Nó nhấn mạnh đến hành động tham gia của người dân vào các việc có lợi ích công, từ mức độ cộng đồng cho đến chính sách quốc gia. Còn lòng yêu nước thì được hiểu gồm hai khía cạnh, một là tình yêu với đất nước và hai là khả năng phê phán các vấn đề của đất nước (Huddy 2007; Davidov 2009). Xem chi tiết

Chính trị và bất bình đẳng: Một góc nhìn của Nancy Fraser

in Chính Sách
Chính trị và bất bình đẳng

Theo Nancy Fraser thì gần đây có một sự tương phùng giữa chính trị căn tính (identity politics) nhấn vào sự thừa nhận (recognition) và sự lên ngôi của chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) nhấn vào vai trò độc tôn của thị trường. Trong quá trình này, thay vì sự ghi nhận bổ sung cho sự tái phân phối (redistribution) thì các phong trào xã hội mới (đặc biệt theo trường phái đa dạng văn hóa và tôn trọng sự khác biệt) đã thay thế chính trị tái phân phối. Đây là sai lầm đáng tiếc vì chính trị căn tính ngầm định là bình đẳng đã được thiết lập trong dòng chính và vấn đề là chỉ một số người (phụ nữ, dân tộc, LGBT, PwD) đang bị gạt ra bên ngoài cần được bao gộp vào. Điều này ko giải quyết được vấn đề bất bình đẳng vì nó có thể chỉ là vận động cho một xã hội phân biệt chủng tộc “khoan dung/chứa được” người da màu, hoặc một văn hóa kỳ thị đồng tính cho phép người LGBT tham gia. Chính vì vậy điều quan trọng là phải tưởng tượng ra một xã hội khác, một văn hóa khác và điều này thì chính trị căn tính không làm được.  Xem chi tiết

Vai trò của lòng biết ơn trong hoạt động thiện nguyện

in Thiện Nguyện
Vai trò của lòng biết ơn trong hoạt động thiện nguyện

Ngoài triết lý dựa vào lòng trắc ẩn hay tư lợi, lòng biết ơn (gratitude) cũng được nghiên cứu và cho thấy nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện. Lòng biết ơn được hiểu như là (i) một đáp trả cảm xúc với một sự tử tế; (ii) một tâm trạng biết ơn với những giá trị và niềm vui trong cuộc sống nói chung (ví dụ một ngày đẹp trời)[1]; và (iii) một đặc điểm thể hiện lối sống biết trân trọng người khác và thế giới chúng ta đang sống[2]. Lòng biết ơn được hiểu như trên có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội, bao gồm việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, chất lượng sống, và tính vị xã hội. Một số lý thuyết đã giải thích mối quan hệ giữa lòng biết ơn và tính vị xã hội, cụ thể lòng biết ơn như là (i) một phong vũ biểu đạo đức[3];  (ii) cơ sở cho sự trao đổi có đi có lại[4]; và (iii) duy trì và xây dựng sự gắn bó cũng như mối quan hệ xã hội[5]. Chia sẻ điều này, McCullough[6] cho rằng lòng biết ơn khuyến khích và củng cố hành vi có đạo đức (khi được nói ra, lòng biết ơn sẽ khuyến khích người cho tiếp tục cho trong tương lai). Xem chi tiết

Động cơ đạo đức của việc làm thiện nguyện là gì?

in Thiện Nguyện

Philanthropy (thiện nguyện) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “love of people/humanity – tình yêu con người”. Như vậy, gốc rễ của từ philanthropy làm cho chúng ta nghĩ đến mục đích của các tổ chức từ thiện là thể hiện tình yêu con người thông qua các hành động tốt. Còn philanthropist (người làm thiện nguyện) là những người có tình yêu con người và sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt những người gặp hoạn nạn và kém may mắn. Trong thời hiện đại, philanthropy thường được hiểu như là hoạt động quyên góp, cứu trợ hoặc làm tình nguyện, còn philanthropist thường được nghĩ đến như là những người giàu có, có thể cho đi rất nhiều tiền. Điều này làm hẹp nghĩa ban đầu của từ philanthropy vì ai cũng có thể có trái tim có tình yêu con người và đều có thể hành động vì người khác. Ở Mỹ, từ philanthropy giờ còn được hiểu như là một tổ chức, một Quỹ chuyên đi quyên tiền, hoặc mọi người còn phát triển thành văn hóa gây quỹ (culture of philanthropy) hoặc như một nghề nghiệp (she works in philanthropy). Dù từ philanthropy đã được sử dụng khác với nghĩa ban đầu, nhưng cần hiểu nguồn gốc của nó để không đi chệch khỏi cốt lõi là “love of people” của từ này[1]. Xem chi tiết

Chính sách không thể chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng

in Chính Sách
Dù gái hay trai chỉ hai là đủ
Tranh cố động cho sinh đẻ có kế hoạch (nguồn: internet)

Câu chuyện số 1

Trong chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình quốc gia, kiểm soát tỉ lệ sinh luôn là một mục tiêu quan trọng. “Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con” đã trở thành khẩu hiệu quen thuộc và được áp dụng triệt để ở các địa phương thông qua giáo dục, tuyên truyền, kỷ luật và phạt hành chính. Hệ thống chính trị địa phương được khen ngợi vì đạt được mục tiêu kiểm soát sự gia tăng của dân số và góp phần hoàn thành mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế và xã hội đất nước.  Xem chi tiết

Go to Top