Author

TTCD - page 5

TTCD has 72 articles published.

Việt nam nên là cái kho của thế giới

in Cộng Đồng

Nhân đọc bài viết của tác giả Bình Lê trên Diễn Ngôn với tiêu đề “Việt Nam nên là cái bếp của thế giới”, Tôi chú ý đến hai luận điểm đó là Trung Quốc hiện đang là “Công xưởng” của thế giới và liệu Việt Nam có nên trở thành cái “Bếp” của Thế giới hay không. Theo tìm hiểu qua các nguồn tài liệu thì hiện tại Thailand đang đi theo con đường phát triển để trở thành một cái bếp của Thế giới. Như vậy với lợi thế cạnh tranh hiện tại (trong rất nhiều lĩnh vực như GDP, nguồn nhân lực, hay đầu tư cho nghiên cứu khoa học v.v.), Việt Nam rất khó có thể thay thế Thailand trong tương lai gần với vai trò đầu bếp của một nhà hàng toàn cầu. Hơn nữa, chúng ta cũng không nên đảm nhiệm vai trò này khi mà Thailand đã một phần nào định hình được “Thương hiệu” của họ trong lĩnh vực này. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần phát huy thế mạnh gì và nên đi theo con đường nào để tạo dựng nên một ‘Nhận diện Quốc gia” trên trường Quốc tế mà không phải sử dụng đến quá khứ hào hùng của một dân tộc trong các cuộc chiến trước đây. Câu hỏi đó đã thôi thúc tôi đi tìm lời giải, và hôm nay tình cờ tôi đã có được vài gợi mở.

Khi một ai đó sản xuất được nhiều lương thực, người đó sẽ sử dụng một phần để nuôi sống bản thân và gia đình mình, sau đó phần còn lại có thể được chế biến phục vụ các thực khách trong nhà hàng, hoặc cũng có thể dự trữ để đợi khi giá cao hơn thì đem ra bán để có được lợi nhuận cao hơn. Đặc biệt hơn nữa nếu những sản phẩm này được cất giữ có chiến lược, trong một mối liên minh vững chắc (để kiểm soát nguồn hàng, thị trường và giá cả v.v.) thì một nhóm người nào đấy có thể kiểm soát thì trường bằng việc dữ trữ hàng hóa trong kho và phân phối ra thị trường khi nguồn hàng khan hiếm hay có khủng hoảng xảy ra trên phạm vi rộng (mất mùa, thiên tai v.v). Trở lại vấn đề của Việt Nam, với ưu thế về sản xuất và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (năm 2012 xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo), sản lượng cà phê chỉ đứng sau Brazin, sản lượng hồ tiêu đứng đầu thế giới cùng với cao su, chè và nhiều sản phẩm thủy sản khác, chúng ta hoàn toàn có thể tự quyết định vai trò của mình trong việc điều tiết thị trường toàn cầu cho các sản phẩm nêu trên, nếu tạo dựng đước một chiến lước đúng đắn và các bước đi hiệu quả. Để làm đước điều này, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau:

1.     Xây dựng các quy chuẩn và tuân thủ quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp để có thể sản xuất ra các mặt hàng nông nghiệp đủ quy chuẩn và có tính cạnh tranh cao trên trường Quốc tế. Công việc này đã và đang thực hiện, nhưng cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa.

2.      Xác định các lĩnh vực ưu tiên chính trong sản xuất nông nghiệp và huy động nguồn lực đầu tư sâu vào các lĩnh vực ưu tiên này. Thế mạnh về gạo, cà phê, điều, hồ tiêu và cá Basa cần được quan tâm. Vấn đề này còn liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên đất dành cho sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa có phần thiếu kiểm soát và thiếu minh bạch, một phần lớn đất nông nghiệp dạng “bờ xôi, ruộng mật” đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng và hậu quả là trong khi nhiều người dân mất đất canh tác thì lại có rất nhiều khu đô thị bị bỏ hoang và các khu công nghiệp chỉ lấp đầy 20 đến 30% theo thiết kế.


3.     Xây dựng các liên kết liên minh trong khu vực và thậm chí trên toàn thế giới cho các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam nhằm xác lập nên cái gọi là “Liên minh đầu cơ” cho các sản phẩm nông nghiệp. Hiện tại Thailand đang muốn liên kết với Việt Nam trong vấn đề này để tìm cách thâu tóm và điều phối việc xuất khẩu gạo của thế giới. Trung Nguyên Cafe đang nỗ lực đi theo hướng này để Việt Nam có thể quyết định giá bán cho cà phê do chính mình làm ra thay vì một nhà đầu tư nào đó ở tận London xa xôi.


4.      Khi đã tạo được các mối liên kết cùng với các quy định chặt chẽ trong các quyết định về giá bán, thời điểm bán, đối tượng bán, chúng ta có thể thu mua, chế biến, dữ trữ trong các “kho lương thực” và chủ động bán, cung cấp các sản phẩm này ra thị trường khi muốn với lợi nhuận tối ưu, đồng thời giảm bớt các khâu trung gian của các nhà tài phiệt đến từ các nước phát triển nhằm tiết kiệm chi phi (để làm các việc có ích khác) đồng thời biến mình thành các ‘kho lương thực” cho thế giới.


5.     Song song với các chính sách này, cần củng cố và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm nhà kho, bến bãi, đường sá và cảng biển cùng với việc đầu tư nhiều hơn cho công nghệ chế biến vào bảo quản sau thu hoạch để làm sao đó sản phẩn nông nghiệp của chúng ta có giá trị thặng dư cao hơn và dễ dàng đến được với người tiêu dung trên toàn thế giới.

Như ông chủ của Trung Nguyen Café Đặng Lê Nguyên Vũ đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn: “Một đại cục, mà một quốc gia muốn phát triển phải có những con người có khát vọng lớn, phải có những thương hiệu hàng hóa lớn, phải có đội quân doanh nhân là chủ lực và được đặt ở vị trí, vai trò của lịch sử. Một đại cục, ở đó bất cứ ai có ý tưởng mới, lớn lao, đầy khát vọng cao đẹp sẽ được cả dân tộc chung tay biến thành hiện thực. Một đại cục mà mỗi thương hiệu quốc gia làm nên sự phát triển quốc gia phải được bảo vệ như tài sản vô giá của cả quốc gia” (nguồn: ceovn.com), chúng ta cần hơn những con người có thể làm nên đại cục, nhưng bên cạnh đó để đại cục có thể thành hiện thực, chúng ta cần nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ và định hướng của Chính phủ trong vấn đề xây dựng thương hiệu Quốc gia. Cụ thể hơn trong vấn đề này, Chính phủ Việt Nam nên khẩn trương hỗ trợ các việc sau đây:

1.      Xây dựng và ban hành chiến lược Quốc gia về “tạo dựng thương hiệu Quốc gia” với các lĩnh vực ưu tiên và cụ thể cho ngành nông nghiệp. Lồng ghép việc thực hiện chiến lược này với đề án “Tam Nông” của ngành NN&PTNT.


2.      Thành lập quỹ hỗ trợ công tác xây dựng thương hiệu Quốc gia, giao cho Bộ Công Thương điều phối. Huy động đóng góp từ các thành phần kinh tế khác nhau và đặc biệt từ các tập đoàn kinh tế lớn.


3.      Thực hiện các đề án hỗ trợ công tác nhận diện và xây dựng thương hiệu Quốc gia. Lấy sản phẩm nông nghiệp làm nền tảng. Đưa công tác này trở thành nhiệm vụ chính trị của mỗi ngành và mỗi địa phương.


4.      Ưu tiên hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ bảo quản và chế biến nông sản, hoàn thiện các tiêu chuẩn về mẫu mã và kho chứa.


5.      Lựa chọn nâng cấp và làm mới các nhà kho, tuyến đường, hải cảng và cơ sở hạ tầng chế biến, vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp chủ đạo.

6.      Và trên hết, thông qua việc sửa đổi Luật đất đai lần này, đệ trình Quốc hội xem xét luật hóa việc ưu tiên quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp bằng cách cấm chuyển đổi diện tích gần 4 triệu ha đất nông nghiệp (được bản đồ hóa) hiện có sang bất kỳ hình thức sử dụng nào khác.

Những vấn đề nêu trên, có thể có nhiều người biết, nhưng rất khó thực hiện. Để trở thành cái gọi là “kho lương thực” của thế giới, chúng ta cần phải tái cấu trúc lại ngành nông nghiệp để loại bỏ bớt các đầu tư dàn trải, tập trung ưu tiên cho các sản phẩm thế mạnh của mình; tăng cường các mối liên kết thị trường, các định chế tài chính, các nhà khoa học với nông dân, doanh nghiệp với nông dân với mong muốn các sản phẩm trữ trong kho lương thực này có đủ số lượng, đáp ứng chất lượng, và độ tin cậy góp phần phục vụ hàng tỷ người trên hành tinh của chúng ta được bảo đảm về an ninh lương thực cùng chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Và cuối cùng, giống như những gì tôi đã trao đổi với người chủ trì Đề án Tam Nông tại một cuộc hội thảo về các lĩnh vực ưu tiên cho ngành nông nghiệp, “Bên cạnh sự đầu tư của Chính Phủ, sự chủ động của các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu Quốc gia, thì việc huy động sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc Tế, các tổ chức Phi Chính Phủ và Dân sự Xã hội cùng với kinh nghiệm Quốc Tế, chính là một thành tổ cơ bản để giúp Việt Nam chúng ta trở thành một cái “Kho Lương Thực” của thế giới,, đóng vai trò như là nhận diện Quốc gia trong một môi trường canh tranh mạnh mẽ và đang bị toàn cầu hóa như hiện nay.

Việt Nam nên là cái bếp của thế giới!

in Cộng Đồng

Trong nền kinh tế toàn cầu để xác định sức mạnh và lợi thế cạnh tranh của một quốc gia chỉ cần đặt câu hỏi: thế giới biết đến quốc gia đó qua những sản phẩm gì? Câu trả lời cho Việt Nam thật đơn giản đó là gạo, café, điều, tiêu, cá tra, cá basa, hải sản đông lạnh. Tất cả các sản phẩm này đều là sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, người dân thế giới còn biết đến Việt Nam như một “vẻ đẹp tiềm ẩn” vì với họ Việt Nam vẫn là một nơi có nhiều điều chưa được khám với những cảnh hoang sơ của núi rừng Sapa, Hà Giang, Điện Biên Phủ, Đà Lạt hay các bãi biển đẹp như Hạ Long, Nha Trang, Mũi Né, các địa danh văn hóa như Ninh Bình, Bắc Ninh, Bát Trang…. Có thế nói, chất của du lịch Việt Nam đang nằm ở thiên nhiên và văn hóa và nó thường gắn với nông nghiệp và nông thôn. 


Như vậy thế mạnh hiện hữu của Việt Nam là nông nghiệp, nông thôn và du lịch gắn với thiên nhiên. Thế mạnh của Việt Nam không phải là công nghiệp nặng hay công nghiệp chế tạo ít nhất trong giai đoạn hiện tại cho đến tương lai vừa. Đây chính là mấu chốt mà chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nên dựa vào. 

Trong những năm bảy mươi của thế kỷ trước, một loạt các nước châu Phi thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa với niềm tin công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo là đòn bẩy, là tương lai phát triển. Họ nhìn lịch sử kinh tế như sự dịch chuyển tuyến tính từ chăn thả sang nông nghiệp và công nghiệp là đích đến tất yếu. Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã rút nguồn lực ra khỏi nông nghiệp và đầu tư vào công nghiệp. Tất nhiên, châu Phi đã thất bại hoàn toàn vì họ không thể cạnh tranh với các nước công nghiệp ở châu Âu, bắc Mỹ hay châu Á. Hậu quả là châu Phi không thể phát triển được công nghiệp mà ngược lại nền nông nghiệp của họ bị bỏ rơi, phá sản kéo theo nạn đói và nghèo khổ cho lục địa này. Tác động của quyết định sai lầm này vẫn còn dai dẳng đến ngày hôm nay. Đây chính là một bài học đắt giá cho châu Phi và Việt Nam nên tham khảo. 


Trong những năm qua, diễn ngôn của chính sách và truyền thông ở Việt Nam cũng đang coi “công nghiệp hóa và hiện đại hóa” là công thức của phát triển. Đây là nền tảng cho các chính sách ưu đãi về tài chính, đất đai và công nghệ cho công nghiệp. Hơn nữa, diễn ngôn này đã hình thành tư tưởng “trọng công khinh nông” với hình ảnh hiện đại và văn minh gắn cho công nghiệp và sự lạc hậu và nghèo nàn gắn cho nông nghiệp nông thôn. Đây cũng là lý do để các tỉnh, các ngành chạy đua xây dựng hàng loạt nhà máy xi măng, cán thép, đóng tàu, cảng biển cho dù họ không có thể mạnh và việc phá sản là đương nhiên như đã xảy ra trong thời gian vừa qua.  
Diễn ngôn này cũng dẫn đến tư tưởng dễ dàng thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp và đô thị. Các hậu quả về kinh tế và xã hội tai hại đã xảy ra với những xung đột đất đai và khiếu kiện kéo dài. Trên tầm cao và rộng hơn, hàng triệu người nông dân đặc biệt là thanh niên đã di cư lên thành thị, vào khu công nghiệp tạo thêm dòng chảy nhân lực từ nông nghiệp vào công nghiệp, từ nông thôn vào thành thị cùng với nguồn chảy tài chính và đất đai. Điều này làm cho nông nghiệp mất nguồn lực về lâu dài có thể mất động lực phát triển. Bên cạnh đó, quá trình này gây thêm sức ép lên đô thị vì các thành phố không chuẩn bị kịp cho việc đón nhận hàng triệu công dân mới. 


Như vậy, câu hỏi đặt ra là Việt Nam nên đầu tư vĩ mô như thế nào để phát triển bền vững? Câu trả lời có thể trở về với điều đơn giản nhất – đầu tư vào thế mạnh của Việt Nam và làm cho các sản phẩm của Việt Nam mang tính toàn cầu: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ gắn với nông nghiệp! 
Lấy một ví dụ đơn giản đó là café. Việt Nam là quốc gia trồng và xuất khẩu café đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, nguồn lợi thu được từ việc trồng và xuất khẩu café thô của Việt Nam không bằng doanh thu của một tập đoàn chế biến café của Thụy Sĩ hoặc Mỹ. Café Việt Nam vắng bóng ở ngay các thị trường lân cận ASEAN hay châu Á, nơi mà nhiều quốc gia đang sử dụng café “chán hơn café Việt Nam rất nhiều,” theo như lời chia sẻ của nhiều bạn bè quốc tế. Hơn nữa, có thể dễ dàng thấy café Việt Nam đang và sẽ bị cạnh tranh khốc liệt trên thị trường của mình với sự nhập cuộc của các nhà phân phối lớn trên thế giới như Coffee Bean and Tea Leaf hay Starbuck đang chuẩn bị vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các hộ trồng café, doanh nghiệp chế biến và phân phối café Việt Nam đang đơn độc trong cuộc chiến của mình. 


Từ câu chuyện café có thể thấy Việt Nam nên đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp chế biến, đóng gói, phân phối, dịch vụ, nghiên cứu và xuất khẩu vì Việt Nam đã có sẵn nền tảng cho các chuỗi sản phẩm này. Điều quan trọng là việc đầu tư phải có tầm nhìn toàn cầu và dài hạn. Để một sản phẩm thống lĩnh thị trường toàn cầu nó phải có yếu tố toàn cầu – có nghĩa là đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, khẩu vị hoặc văn hóa tiêu dùng. Việt Nam thường thiếu yếu tố này vì mới tập trung khai thác thô cái mình có chứ chưa đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm có tính toàn cầu. Ví dụ như du lịch Việt Nam có chất liệu riêng nhưng thiếu một nền tảng dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn toàn cầu nên khách đến Việt Nam thường rất ít quay lại và cảm xúc của họ mang theo là sự bực bội với dịch vụ kém hơn là sự yêu quý phong cảnh đất nước và con người Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam cần đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn toàn cầu nếu muốn phát triển ngành du lịch bền vững. 


Cuối cùng, song song với sự điều chỉnh về chính sách vĩ  mô đầu tư mạnh cho nông nghiệp và công nghiệp dịch vụ đi kèm, đã đến lúc diễn ngôn về nông nghiệp nông thôn cần được điều chỉnh – không nên coi nông nghiệp nông thôn là lạc hậu là nghèo đói nữa mà cần coi nó là cơ hội để đầu tư phát triển. Đã đến lúc cần xoay chuyển để các nguồn lực chảy vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đi kèm chứ không phải chảy đi như bây giờ để tránh những hậu quả kinh tế và xã hội lâu dài. Như một chuyên gia quốc tế đã từng gợi ý “Trung Quốc là công xưởng của thế giới tại sao Việt Nam không phải là cái bếp của thế giới?” 


LỊCH SỬ HOÁ CHỦ NGHĨA TIÊU DÙNG

in Chiến Dịch

Sự ra đời của xã hội tiêu dùng

Ở một khía cạnh nào đó, mỗi người sinh ra đã là một cá thể tiêu dùng. Tuy nhiên, sự ra đời của xã hội tiêu dùng (consumer society) lại đòi hỏi những điều kiện khả thể, được quy chiếu bởi những bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị nhất định. 

Thuật ngữ “xã hội tiêu dùng” được cho là xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi tiêu dùng trở thành phương thức tồn tại then chốt của xã hội phương Tây – với việc tiêu dùng đại chúng (mass consumption) vào giai đoạn giữa chiến tranh kéo theo sự tái tổ chức lại những thực hành đời sống hàng ngày. Thế nhưng cũng nhiều học giả cho rằng mầm mống của xã hội tiêu dùng xuất hiện sớm hơn thế. Một số nhà nghiên cứu quay ngược lại thời kỳ lịch sử từ thế kỷ 17 ở Anh với việc Hoàng hậu Elizabeth nhấn mạnh với thần dân về việc cần trở nên thời thượng, ăn mặc và đeo đồ trang sức thể hiện vị thế của một người quý tộc (Mukerji, 1983, Bermingham 1995, McCracken 1988).

Xem chi tiết

VĂN HÓA TIÊU DÙNG

in Chiến Dịch

Marx và sự sùng bái hàng hóa

Marx hiểu khái niệm “consumption” theo nghĩa sản xuất hàng hoá (commodity production) hơn là cách hiểu mang tính biểu tượng và dạng thức văn hoá của nó như trong nghĩa hiện đại của từ này. Hàng hoá (commodity) được Marx định nghĩa “một vật bên ngoài, một thứ mà qua đó, những phẩm chất của nó đáp ứng nhu cầu của con người” (1990:125), và vật đó có thể trao đổi lấy một thứ khác.

Xem chi tiết

NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐẠO ĐỨC TIÊU DÙNG

in Chiến Dịch

Người tiêu dùng thụ động hay chủ thể tự quyết?

Khá nhiều các nghiên cứu quan tâm đến vấn đề có tính cốt lõi – tính chủ thể của người tiêu dùng: người tiêu dùng là thụ động hay chủ động.

Theo Yiannis Gabriel and Tim Lang (2006), ngay từ thế kỷ XIV, từ “consume” (tiêu thụ) đã mang hàm ý tiêu cực trong tiếng Anh, với nghĩa ‘to destroy, to use up, to waste, to exhaust’ (phá hủy, dùng hết, lãng phí hoặc cạn kiệt), và hàm nghĩa xấu này được duy trì đến tận cuối thế kỷ XIX (trong khi đó từ ‘customer’(khách hàng) lại mang nghĩa tích cực (‘a regular and continuing relationship to a supplier’). Dần dần, ý nghĩa của nó được thay đổi, đặc biệt từ những năm 1920, thay vì consumption chỉ là phương tiện của cuộc sống, thì mua sắm được coi cũng là đích của cuộc đời, đem lại sự hài lòng, tự do, và niềm vui (Lasch, 1991). Ý nghĩa của người tiêu dùng cũng thay đổi với nội hàm của nghĩa về “tiêu dùng”.

Xem chi tiết

Phong trào người tiêu dùng

in Chiến Dịch

Phong trào người tiêu dùng là những hoạt động để bảo vệ người tiêu dùng, và ở nhiều nơi thường được hướng đạo bởi các tổ chức người tiêu dùng. Phong trào đấu tranh vì quyền của người tiêu dùng, đặc biệt khi các quyền đó bị xâm phạm bởi chính phủ, các tập đoàn doanh nghiêp hay các tổ chức khác liên quan đến việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng. Ở mỗi nước có các phong trào tiêu dùng khác nhau. Ở Anh ngay từ thế kỷ XIX đã có phong trào vận động người tiêu dùng như Phong trào  hợp tác(the cooperative movement). Cách mạng công nghiệp và cơ chế kinh tế trong xã hội chuyển đổi đã đe doạ đời sống kinh tế của công nhân. Robert Owen (1771–1858) được coi là người khởi xướng cho phong trào “cooperative movement”, đã tạo ra ý tưởng về những làng hợp tác nơi công nhân có thể thoát nghèo đói bằng cách tự tạo ra thức ăn, quần áo và tự quản lý cuộc sống của chính mình. Ở Mỹ các học giả cho rằng có 3 làn sóng của phong trào người tiêu dùng (“three waves of consumer activism”): làn sóng thứ nhất khoảng giai đoạn 1900-1915 (liên quan đến an toàn thực phẩm, thuốc và các hoạt động cạnh tranh); giai đoạn 1920s-1930s (liên quan đến những phê phán quảng cáo vì thông tin không khách quan và thiếu tính biểu trưng), làn sóng thứ ba vào những năm 1960-1970 (liên quan đến các tiêu chuẩn an toàn, tác động xã hội của quảng cáo, cơ chế phản hồi hàng hoá hỏng của khách hàng)…

Xem chi tiết

CHỦ NGHĨA TIÊU DÙNG VÀ TINH THẦN CÔNG DÂN

in Chiến Dịch

Theo sau sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chủ nghĩa tiêu dùng thường được mô tả như một ý thức hệ không bị kháng cự. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà tinh thần của nó thể hiện không phải trong phương thức sản xuất, cấu trúc giai tầng hay nghệ thuật, mà trong phương thức tiêu dùng, lối sống và căn tính  (in modes of consumption, lifestyles and identities) – những phương thức khiến con người được mở ra với một loạt các trải nghiệm cảm xúc và cảm giác (Feartherstone 1991:24). Trở thành một “người tiêu dùng” đồng nghĩa với việc hoà tan đi tính chất giai cấp, tộc người, hay công dân. Con người tiêu dùng trở thành những hợp chất sáng tạo hàm chứa cùng một lúc các phạm trù xã hội, với cả lịch sử, hiện tại và quá khứ.  Ở khía cạnh bản thể, nói ai đó là người tiêu dùng cũng có nghĩa khẳng định anh ta đang “sống”.

Xem chi tiết

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG TRONG DOANH NGHIỆP

in Chiến Dịch

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra một sự thay đổi nhanh chóng trong các tập đoàn và công ty Hoa Kỳ cũng như thế giới trong việc áp dụng các chính sách chống phân biệt đối xử, tăng cường tuyển dụng lao động là người LGBT và thực hành văn hóa công ty tôn trọng sự đa dạng về tính dục. Theo báo cáo của HRC thì có đến 89% các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 đã thực hiện các chính sách này, trong đó có những tên tuổi như Microsof, GAP, Cocacola, hay Baker McKenzie[1]. Chính sách của các công ty thường rất đa dạng, không giống nhau, theo Ozeren thì có thể tồn tại ở dạng các khoản điều lệ rõ ràng, các khóa đào tạo về chống phân biệt đối xử hoặc các chế độ phúc lợi cho bạn đời cùng giới của nhân viên. Dù ở hình thức nào thì các chính sách này đều mang tính bắt buộc áp dụng đối với công ty[2].

Xem chi tiết

LỢI ÍCH TÀI CHÍNH TỪ VIỆC CÓ CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG TRONG DOANH NGHIỆP

in Chiến Dịch

Một câu hỏi quan trọng mà các công ty luôn có là chính sách bình đẳng đối với người LGBT có mang lại lợi ích tài chính cho công ty không. Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã có câu trả lời này, và chủ yếu là cho kết quả tích cực.

Xem chi tiết

10 ÍCH LỢI CỦA VIỆC CÓ CHÍNH SÁCH TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG VÀ HOÀ NHẬP

in Chiến Dịch

Sự đa dạng (diversity) hiểu rộng ra bao gồm “sự khác biệt về chủng tộc, giới, sắc tộc, quốc tịch, xu hướng tính dục, tình trạng cơ thể, tầng lớp xã hội, tuổi, và các đặc điểm có ý nghĩa xã hội khác, cùng với các khác biệt tạo ra bởi hoặc được ngầm định gắn với các nhãn dán lên sự khác biệt này”. Ngoài ra Loden và Rosener còn liệt kê một số đặc điểm xã hội khác cũng góp phần làm nên sự đa dạng, cho dù không nổi trội như những đặc điểm trên như trình độ giáo dục, quê quán, thu nhập, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm quân đội, tình trạng gia đình, niềm tin tôn giáo hoặc kinh nghiệm công việc.

Xem chi tiết
Go to Top