Author

TTCD - page 7

TTCD has 72 articles published.

Triết lý về thuế tài sản-công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh tế và bình đẳng xã hội

in Thu hẹp khoảng cách

Tổng hợp và trích lại từ hai báo cáo “Khả năng áp dụng và tác động của Thuế Tài sản tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) (2018) thực hiện dưới sự tài trợ của Oxfam Việt Nam và “Tax Reform in Vietnam: Toward a More Efficient and Equitable System” do World Bank (2011) thực hiện.

Xem chi tiết

Nguyên lý về vai trò của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công***

in Thu hẹp khoảng cách
Tòa nhà Quốc hội Việt Nam
Nhà Quốc hội trên đường Độc Lập. Ảnh: Zing.vn

Nhà nước được hình thành song hành cùng lịch sử phát triển của xã hội loài người. Theo quan điểm của các nhà triết học cổ đại (Plato, Aristotle, Khổng Tử), Nhà nước được hình thành do trạng thái tự nhiên của con người có bản chất cộng sinh, nương tựa vào nhau như một gia đình lớn hay bộ lạc lớn. Đến giữa thế kỷ 17, nhà triết học Anh Thomas Hobbes trong tác phẩm Leviathan cho rằng mỗi cá nhân, trong trạng thái tự nhiên, đồng ý trao quyền cho Nhà nước để bảo vệ chính mình khỏi người khác và ngoại bang. Đến thế kỷ 18, Rousseau phát triển khái niệm khế ước xã hội (social contract). Khi đó, các cá nhân tham gia vào một thỏa ước (contract) chung và phải từ bỏ trạng thái tự nhiên. Sống trong trạng thái thỏa ước là hy sinh bản chất tự nhiên, và đánh đổi lại Nhà nước theo khế ước xã hội sẽ cung cấp an ninh, an toàn và các dịch vụ công cơ bản cho công dân. Điều quan trọng trong khế ước là nếu Nhà nước không thực thi được nghĩa vụ của mình thì công dân có quyền thay nhà nước. Đây cũng là điều kiện tiên quyết cho các nền dân chủ sau này. Xem chi tiết

Nhà nước cần đầu tư nâng cao chất lượng cho các trường công

in Nhân Vật/Thu hẹp khoảng cách
TS Phùng Đức Tùng

Tiến sĩ (TS) đã tiến hành nhiều nghiên cứu về giáo dục Việt Nam, theo TS thì vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục ở Việt Nam đang được thể hiện ở những khía cạnh nào?

Báo cáo mới nhất về Nghèo đa chiều ở Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) cho thấy Tỷ lệ trẻ em được đến trường rất cao. Điều này cho thấy bức tranh chung về khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em ngày càng tăng và Bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục ngày càng giảm mạnh. Cụ thể, tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp tiểu học trên 95%, trung học cơ sở trên 85% và trung học phổ thông vào khoảng 70%. Không có khác biệt lớn về tỷ lệ nhập học giữa thành thị và nông thôn, giữa nữ và nam, giữa các vùng ở các cấp học tiểu học và trung học cơ sở.

Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt lớn ở cấp trung học phổ thông (cấp 3) giữa các vùng. Những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ nhập học đúng tuổi của học sinh cấp 3 thấp hơn rất nhiều so với các vùng còn lại. Các dân tộc ít người (trừ Tày, Hoa, Mường, Nùng) đều có tỷ lệ học sinh nhập học cấp 3 thấp hơn rất nhiều so với dân tộc Kinh. Xem chi tiết

Đừng thương mại hóa y tế công

in Thu hẹp khoảng cách
Đừng thương mại hóa y tế công

Lời dẫn: BS.TS. Trần Tuấn thuộc khối các tổ chức khoa học độc lập ngoài nhà nước, nhiêu năm chuyên tư vấn phản biện chinh sách lĩnh vực y tế và phát triển cộng đồng bền vững. Gần đây, ông có bài viết thuộc chủ đề “tư nhân hóa, thương mại hóa y tế và công bằng sức khoẻ”, đăng trên Facebook cá nhân ngày 18/12/2018 (click xem bài viết tại đấy) Nhận thấy bài viết này nên được những ai quan tâm tới chiến dịch “Thu hẹp khoảng cách” tham khảo, ban quản trị trang Facebook Thu hẹp khoảng cách đã liên hệ và được tác giả đồng ý cho đăng lại, với sự điều chỉnh nội dung của phần vào đề bởi chính tác giả thực hiện. Xem chi tiết

Nghèo đi vì chữa bệnh***

in Thu hẹp khoảng cách
Ảnh chụp bởi Tiến Thành tại bệnh viện Đắk Lắk
Ảnh chụp bởi Tiến Thành tại bệnh viện Đắk Lắk

 Trong hơn một thập kỷ qua, gánh nặng nghèo đói của Việt Nam đã giảm đi 3 lần nếu xét theo con số tuyệt đối: từ 58% nghèo đói qua báo cáo đánh giá mức sống dân cư toàn quốc năm 1992/1993, xuống 37% năm 1997/98, và 18% năm 2004. Trung bình, mỗi năm cắt giảm xấp xỉ 2,7%. Một tốc độ giảm nghèo được Tổ chức Phát triển của Liên hợp quốc – UNDP ghi nhận đưa ra minh chứng thành công cho các nước thế giới thứ ba noi theo (UNDP, 2006). Trong khi tất cả đều nhất trí cao về thành quả đạt được, thì câu hỏi liệu tỷ lệ giảm nghèo có tiếp tục đi xuống giúp Việt Nam đạt mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015, vẫn còn đang chờ ở phía trước. Xem chi tiết

Người dân chứ không phải quan tham mang lại sự minh bạch và thịnh vượng cho đất nước

in Nhân Vật
Phỏng vấn chị Nguyễn Kiều Viễn - Giám đốc tổ chức hướng tới minh bạch

Đa số mọi người nghĩ việc chống tham nhũng là việc của nhà nước? Tại sao chị lại “cắm đầu” vào việc này?

Tôi làm việc này đơn giản chỉ vì thấy cần và muốn làm: tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành quốc nạn, như con vi rút tràn lan khắp mọi nơi. Tôi thấy nhiều người dửng dửng, mặc kệ còn một số người quan tâm nhưng lại ngại không muốn “đụng chạm” vì phức tạp và nguy hiểm. Chính điều này càng thúc đẩy tôi vì để người dân tham gia vào phòng chống tham nhũng thì cần có những người bắt đầu.

Cú “hích” ra đời Tổ chức Hướng Tới Minh Bạch đã rất tình cờ xảy ra tại Cao Bằng – nơi tôi sinh ra. Nhân một chuyến về thăm quê, tôi đã vô tình gặp và nói chuyện với một chị phụ nữ nghèo bị mất đất. Xem chi tiết

Cuộc thi ảnh về các vấn đề bất bình đẳng xã hội

in Thu hẹp khoảng cách
Cuộc thi ảnh về bất bình đẳng xã hội

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2018 – Tổ chức Oxfam, nhóm Vietnam Street Photography và ECUE đồng hành cùng chiến dịch Thu Hẹp Khoảng Cách tổ chức “Cuộc thi ảnh về vấn đề bất bình đẳng xã hội”.

Sau hơn 30 năm đổi mới đã có 30 triệu người Việt Nam thoát khỏi đói nghèo. Những tiến bộ về kinh tế, xã hội và công nghệ đều được hiện diện ở khắp nơi. Tuy nhiên, trong 30 năm qua bất bình đẳng xã hội cũng tăng với tốc độ ngày ngày nghiêm trọng. Ví dụ vào năm 2014 vẫn còn 12.3 triệu người Việt Nam vẫn sống trong đói nghèo trong khi có 210 người siêu giầu với tổng tài sản lên đến 20 tỉ đô la Mỹ. Theo tính toán, chỉ cần thu nhập một năm của 210 người siêu giàu này có thể giúp 3,2 triệu người thoát nghèo. Hơn nữa, bất bình đẳng về thu nhập chỉ là một mặt của vấn đề phát triển. Những người nghèo thường phải đối mặt với những bất bình đẳng khác về tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, tham gia vào hoạt động xã hội, chính trị, hoặc thậm chí có tuổi thọ trung bình thấp hơn các nhóm khá giả.

Được đối xử bình đẳng là quyền và khát vọng của mỗi con người. Bình đẳng cũng là nền tảng để con người Việt Nam xây dựng một xã hội hài hoà, chia sẻ và nhân ái. Chính vì vậy, với mong muốn thúc đẩy giá trị bình đẳng, tạo cơ hội để người dân nói lên những câu chuyện xung quanh đời sống của mình, cuộc thi ảnh về vấn đề bất bình đẳng xã hội khuyến khích các nhà nhiếp ảnh đưa ra các vấn đề BẤT BÌNH ĐẲNG còn tồn tại qua ống kính của mình với các chủ đề cụ thể như sau: Xem chi tiết

TS. Đặng Hoàng Giang: Căm ghét không làm thay đổi xã hội

in Nhân Vật
TS Đặng Hoàng Giang

Gần đây anh viết sách, có nhiều cuốn được bạn đọc truyền tay đọc như “Bức xúc không làm ta vô can”, “Thiện, ác và smartphone”. Tại sao anh lại viết về các chủ đề này?

Tôi viết các cuốn sách này vì tôi muốn hiểu hơn về thế giới quanh mình, hiểu về các hiện tượng đương đại đang xẩy ra, và lý do vì sao chúng xẩy ra. Và tất nhiên, đằng sau đó là câu hỏi, tôi nên ứng xử, nên có thái độ như thế nào trước các hiện tượng đó? Với tư cách người dân, tôi nên sống như thế nào, trách nhiệm của tôi ra sao? Đó là những câu hỏi liên quan tới tinh thần công dân, và trong mỗi một thời đại, những câu hỏi này cần được đem ra thảo luận lại. Qua những cuốn sách, tôi mong muốn bạn đọc suy nghĩ và tham gia vào cuộc thảo luận này. Xem chi tiết

Sáng kiến Thanh niên vì một Việt Nam bình đẳng

in Thu hẹp khoảng cách
Sáng kiến thanh niên Thu hẹp khoảng cách vì một Việt Nam bình đẳng

Được đối xử công bằng là quyền và khát vọng của mỗi con người. Dù là phụ nữ hay nam giới, người đồng tính hay người dị tính, người dân tộc thiểu số hay người dân tộc đa số, người có tôn giáo hay không có tôn giáo, mỗi chúng ta đều mong muốn có bình đẳng trong luật pháp, tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, hay trong môi trường làm việc. Cũng như tự do, bình đẳng là điều kiện để con người được tôn trọng và có cơ hội phát triển hết khả năng của mình. Bình đẳng cũng là nền tảng để người Việt Nam cùng nhau xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái. Xem chi tiết

Ai sở hữu tổ chức cộng đồng?

in Cộng Đồng
Cộng đồng chỉ hoạt động hiệu quả khi nó được sinh ra tự nguyện

Trong bài “Vai trò của tổ chức cộng đồng trong việc bảo vệ quyền con người”, Huy Lương có bàn đến tính đại diện của tổ chức cộng đồng. Thông thường, một tổ chức cộng đồng của người khuyết tật sẽ đại diện cho người khuyết tật tốt hơn, hoặc một tổ chức của người đồng tính sẽ đại diện cho người đồng tính tốt hơn. Điều này không đồng nghĩa với việc tổ chức, cá nhân không thuộc cộng đồng thì không bảo vệ tốt cho quyền lợi của cộng đồng, hoặc tổ chức của/có người của cộng đồng thì đại diện tốt cho cộng đồng.

Bài này sẽ thảo luận sâu thêm một khía cạnh quan trọng của các tổ chức cộng đồng, đó là tính sở hữu. Nói cách khác, ai sở hữu tổ chức cộng đồng?  Xem chi tiết

Go to Top