Triết lý về thuế tài sản-công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh tế và bình đẳng xã hội
Tổng hợp và trích lại từ hai báo cáo “Khả năng áp dụng và tác động của Thuế Tài sản tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) (2018) thực hiện dưới sự tài trợ của Oxfam Việt Nam và “Tax Reform in Vietnam: Toward a More Efficient and Equitable System” do World Bank (2011) thực hiện.
Xem chi tiếtNguyên lý về vai trò của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công***
Nhà nước được hình thành song hành cùng lịch sử phát triển của xã hội loài người. Theo quan điểm của các nhà triết học cổ đại (Plato, Aristotle, Khổng Tử), Nhà nước được hình thành do trạng thái tự nhiên của con người có bản chất cộng sinh, nương tựa vào nhau như một gia đình lớn hay bộ lạc lớn. Đến giữa thế kỷ 17, nhà triết học Anh Thomas Hobbes trong tác phẩm Leviathan cho rằng mỗi cá nhân, trong trạng thái tự nhiên, đồng ý trao quyền cho Nhà nước để bảo vệ chính mình khỏi người khác và ngoại bang. Đến thế kỷ 18, Rousseau phát triển khái niệm khế ước xã hội (social contract). Khi đó, các cá nhân tham gia vào một thỏa ước (contract) chung và phải từ bỏ trạng thái tự nhiên. Sống trong trạng thái thỏa ước là hy sinh bản chất tự nhiên, và đánh đổi lại Nhà nước theo khế ước xã hội sẽ cung cấp an ninh, an toàn và các dịch vụ công cơ bản cho công dân. Điều quan trọng trong khế ước là nếu Nhà nước không thực thi được nghĩa vụ của mình thì công dân có quyền thay nhà nước. Đây cũng là điều kiện tiên quyết cho các nền dân chủ sau này. Xem chi tiết
Nhà nước cần đầu tư nâng cao chất lượng cho các trường công
Tiến sĩ (TS) đã tiến hành nhiều nghiên cứu về giáo dục Việt Nam, theo TS thì vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục ở Việt Nam đang được thể hiện ở những khía cạnh nào?
Báo cáo mới nhất về Nghèo đa chiều ở Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) cho thấy Tỷ lệ trẻ em được đến trường rất cao. Điều này cho thấy bức tranh chung về khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em ngày càng tăng và Bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục ngày càng giảm mạnh. Cụ thể, tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp tiểu học trên 95%, trung học cơ sở trên 85% và trung học phổ thông vào khoảng 70%. Không có khác biệt lớn về tỷ lệ nhập học giữa thành thị và nông thôn, giữa nữ và nam, giữa các vùng ở các cấp học tiểu học và trung học cơ sở.
Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt lớn ở cấp trung học phổ thông (cấp 3) giữa các vùng. Những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ nhập học đúng tuổi của học sinh cấp 3 thấp hơn rất nhiều so với các vùng còn lại. Các dân tộc ít người (trừ Tày, Hoa, Mường, Nùng) đều có tỷ lệ học sinh nhập học cấp 3 thấp hơn rất nhiều so với dân tộc Kinh. Xem chi tiết
Làm thế nào để khi chữa bệnh không phải rút tiền ra trả?
Khám, chữa bệnh mà không phải rút tiền ra trả có phải là một ước mơ, một điều không tưởng vì thực tế mỗi lần đến bệnh viện đều tốn rất nhiều tiền, thậm chí nhiều người nghèo phải “buông xuôi” khi mắc phải bệnh hiểm nghèo?
Chăm sóc sức khỏe toàn dân (Universal Healthcare Coverage – UHC) không chỉ là một ước mơ mà là một ý tưởng đã thành hiện thực ở nhiều quốc gia. Nó có mục đích giúp mọi người không phân biệt điều kiện kinh tế, sắc tộc, hay nhu cầu khám chữa bệnh đều được chăm sóc y tế khi cần. Không những thế, chất lượng dịch vụ y tế họ được đáp ứng có chất lượng tốt, hiệu quả. Nói cách khác, UHC giúp mọi người được tiếp cận dịch vụ y tế bình đẳng, có chất lượng mà không bị bần cùng hóa vì phải chữa bệnh. Xem chi tiết
Nghèo đi vì chữa bệnh***
Trong hơn một thập kỷ qua, gánh nặng nghèo đói của Việt Nam đã giảm đi 3 lần nếu xét theo con số tuyệt đối: từ 58% nghèo đói qua báo cáo đánh giá mức sống dân cư toàn quốc năm 1992/1993, xuống 37% năm 1997/98, và 18% năm 2004. Trung bình, mỗi năm cắt giảm xấp xỉ 2,7%. Một tốc độ giảm nghèo được Tổ chức Phát triển của Liên hợp quốc – UNDP ghi nhận đưa ra minh chứng thành công cho các nước thế giới thứ ba noi theo (UNDP, 2006). Trong khi tất cả đều nhất trí cao về thành quả đạt được, thì câu hỏi liệu tỷ lệ giảm nghèo có tiếp tục đi xuống giúp Việt Nam đạt mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015, vẫn còn đang chờ ở phía trước. Xem chi tiết
Người dân chứ không phải quan tham mang lại sự minh bạch và thịnh vượng cho đất nước
Đa số mọi người nghĩ việc chống tham nhũng là việc của nhà nước? Tại sao chị lại “cắm đầu” vào việc này?
Tôi làm việc này đơn giản chỉ vì thấy cần và muốn làm: tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành quốc nạn, như con vi rút tràn lan khắp mọi nơi. Tôi thấy nhiều người dửng dửng, mặc kệ còn một số người quan tâm nhưng lại ngại không muốn “đụng chạm” vì phức tạp và nguy hiểm. Chính điều này càng thúc đẩy tôi vì để người dân tham gia vào phòng chống tham nhũng thì cần có những người bắt đầu.
Cú “hích” ra đời Tổ chức Hướng Tới Minh Bạch đã rất tình cờ xảy ra tại Cao Bằng – nơi tôi sinh ra. Nhân một chuyến về thăm quê, tôi đã vô tình gặp và nói chuyện với một chị phụ nữ nghèo bị mất đất. Xem chi tiết
Tình liên đới – Nền tảng cơ bản của Tinh thần công dân
Tình liên đới là tình cảm gắn bó giữa con người với con người trong một cộng đồng nhỏ hoặc lớn. Cộng đồng nhỏ như một lớp học, đơn vị, làng bản, thành phố (tình đồng môn, đồng ngũ, đồng hương), cộng đồng lớn như một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại (tình nhân loại). Sự liên đới càng có ý nghĩa hơn đối với những cá nhân trong hoàn cảnh nghèo hèn, bệnh tật, cô đơn. Xem chi tiết
Cuộc thi ảnh về các vấn đề bất bình đẳng xã hội
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2018 – Tổ chức Oxfam, nhóm Vietnam Street Photography và ECUE đồng hành cùng chiến dịch Thu Hẹp Khoảng Cách tổ chức “Cuộc thi ảnh về vấn đề bất bình đẳng xã hội”.
Sau hơn 30 năm đổi mới đã có 30 triệu người Việt Nam thoát khỏi đói nghèo. Những tiến bộ về kinh tế, xã hội và công nghệ đều được hiện diện ở khắp nơi. Tuy nhiên, trong 30 năm qua bất bình đẳng xã hội cũng tăng với tốc độ ngày ngày nghiêm trọng. Ví dụ vào năm 2014 vẫn còn 12.3 triệu người Việt Nam vẫn sống trong đói nghèo trong khi có 210 người siêu giầu với tổng tài sản lên đến 20 tỉ đô la Mỹ. Theo tính toán, chỉ cần thu nhập một năm của 210 người siêu giàu này có thể giúp 3,2 triệu người thoát nghèo. Hơn nữa, bất bình đẳng về thu nhập chỉ là một mặt của vấn đề phát triển. Những người nghèo thường phải đối mặt với những bất bình đẳng khác về tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, tham gia vào hoạt động xã hội, chính trị, hoặc thậm chí có tuổi thọ trung bình thấp hơn các nhóm khá giả.
Được đối xử bình đẳng là quyền và khát vọng của mỗi con người. Bình đẳng cũng là nền tảng để con người Việt Nam xây dựng một xã hội hài hoà, chia sẻ và nhân ái. Chính vì vậy, với mong muốn thúc đẩy giá trị bình đẳng, tạo cơ hội để người dân nói lên những câu chuyện xung quanh đời sống của mình, cuộc thi ảnh về vấn đề bất bình đẳng xã hội khuyến khích các nhà nhiếp ảnh đưa ra các vấn đề BẤT BÌNH ĐẲNG còn tồn tại qua ống kính của mình với các chủ đề cụ thể như sau: Xem chi tiết
Các điều kiện khả thể để thúc đẩy tinh thần công dân
Trong bài “Tinh thần công dân: Nền tảng cho xã hội nhân văn”, chúng ta đã làm quen với khái niệm tinh thần công dân (civility). Về cơ bản khái niệm này liên quan đến những đức tính và hành vi cần có của một người công dân, đó là khoan dung, biết kiểm soát bản thân, biết quan tâm tới người khác và các vấn đề xã hội, cam kết tham gia và thực hiện các trách nhiệm công dân, và biết tôn trọng người khác. Ngược lại với tinh thần công dân là các hành vi ích kỉ, sự thờ ơ với người khác, các hành động gây hấn khi có mâu thuẫn, các hành vi vô trách nhiệm, ít tiếp thu và tuân theo các quy tắc đạo đức chung, cũng như các tật xấu khác (Omona, 2011; Evers, 2009).
Không phải tự dưng mà người dân trong một nước có tinh thần công dân, để làm được điều này cả nhà nước và người dân cần tham gia vào quá trình công dân hoá (civicness), nơi nhà nước tạo ra các môi trường và thể chế nhằm khuyến khích sự hình thành tinh thần công dân, và người dân chủ động tham gia, tiếp thu, và thực hành tinh thần này. Công dân hoá nhấn mạnh việc người dân thực hiện tinh thần công dân như một dạng quyền và nghĩa vụ đối với đất nước, chứ không chỉ đơn giản để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân trong xã hội. Tiến sĩ Omona (2011) cho rằng sẽ không thể tồn tại bất kỳ một nhà nước dân chủ nào nếu thiếu vắng một nền văn hoá nơi người dân tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân của mình, trong đó có tinh thần công dân. Xem chi tiết
Tinh thần công dân: Nền tảng cho xã hội nhân văn
Cụm từ “tinh thần công dân” (civility) có lịch sử trên 2,500 năm, khởi nguồn từ các thành phố nhỏ ở Địa Trung Hải cổ đại và dần lan rộng ra khắp thế giới. Từ một khái niệm khá hẹp dưới thời lãnh chúa ở Châu Âu Trung cổ để chỉ cách ứng xử của người công dân, khái niệm này được mở rộng đáng kể trong thời kỳ đầu hiện đại khi văn hoá nhân loại tập trung vào các giá trị và vẻ đẹp của con người. Thời kỳ này đã định hình các phẩm chất và cách hành xử của người dân trong một nước và đặt nền móng cho các phong tục tập quán của thời đại ngày nay. Tinh thần công dân thường đi kèm với các phẩm chất được tôn vinh khác như lịch sự, trách nhiệm, và văn minh. Tinh thần công dân nhiều khi được coi là một dạng bổn phận: bổn phận của một người công dân. Xem chi tiết