Sáng kiến Thanh niên vì một Việt Nam bình đẳng
Được đối xử công bằng là quyền và khát vọng của mỗi con người. Dù là phụ nữ hay nam giới, người đồng tính hay người dị tính, người dân tộc thiểu số hay người dân tộc đa số, người có tôn giáo hay không có tôn giáo, mỗi chúng ta đều mong muốn có bình đẳng trong luật pháp, tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, hay trong môi trường làm việc. Cũng như tự do, bình đẳng là điều kiện để con người được tôn trọng và có cơ hội phát triển hết khả năng của mình. Bình đẳng cũng là nền tảng để người Việt Nam cùng nhau xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái. Xem chi tiết
Ai sở hữu tổ chức cộng đồng?
Trong bài “Vai trò của tổ chức cộng đồng trong việc bảo vệ quyền con người”, Huy Lương có bàn đến tính đại diện của tổ chức cộng đồng. Thông thường, một tổ chức cộng đồng của người khuyết tật sẽ đại diện cho người khuyết tật tốt hơn, hoặc một tổ chức của người đồng tính sẽ đại diện cho người đồng tính tốt hơn. Điều này không đồng nghĩa với việc tổ chức, cá nhân không thuộc cộng đồng thì không bảo vệ tốt cho quyền lợi của cộng đồng, hoặc tổ chức của/có người của cộng đồng thì đại diện tốt cho cộng đồng.
Bài này sẽ thảo luận sâu thêm một khía cạnh quan trọng của các tổ chức cộng đồng, đó là tính sở hữu. Nói cách khác, ai sở hữu tổ chức cộng đồng? Xem chi tiết
Vai trò của tổ chức cộng đồng trong việc bảo vệ quyền con người
Các tổ chức của cộng đồng là một phần quan trọng trong các phong trào vận động quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội. Khái niệm cộng đồng rất rộng, chỉ bất kỳ một nhóm người có cùng một lợi ích, chia sẻ với nhau cùng ý tưởng, thông tin, nguồn lực hay một chương trình hành động. Ví dụ như cộng đồng người khuyết tật, người di cư, người chơi game, người đồng tính…
Trong nhiều trường hợp, một cộng đồng thiểu số rất khó nói lên tiếng nói của mình do nhiều rào cản. Ví dụ như những người thiểu năng trí tuệ, tổ chức cộng đồng của họ thường phải thông qua những người đại diện. Người đại diện có một số dạng: đại diện ngang hàng, đại diện chuyên gia, đại diện gia đình… Xem chi tiết
Chính trị và bất bình đẳng: Một góc nhìn của Nancy Fraser
Theo Nancy Fraser thì gần đây có một sự tương phùng giữa chính trị căn tính (identity politics) nhấn vào sự thừa nhận (recognition) và sự lên ngôi của chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) nhấn vào vai trò độc tôn của thị trường. Trong quá trình này, thay vì sự ghi nhận bổ sung cho sự tái phân phối (redistribution) thì các phong trào xã hội mới (đặc biệt theo trường phái đa dạng văn hóa và tôn trọng sự khác biệt) đã thay thế chính trị tái phân phối. Đây là sai lầm đáng tiếc vì chính trị căn tính ngầm định là bình đẳng đã được thiết lập trong dòng chính và vấn đề là chỉ một số người (phụ nữ, dân tộc, LGBT, PwD) đang bị gạt ra bên ngoài cần được bao gộp vào. Điều này ko giải quyết được vấn đề bất bình đẳng vì nó có thể chỉ là vận động cho một xã hội phân biệt chủng tộc “khoan dung/chứa được” người da màu, hoặc một văn hóa kỳ thị đồng tính cho phép người LGBT tham gia. Chính vì vậy điều quan trọng là phải tưởng tượng ra một xã hội khác, một văn hóa khác và điều này thì chính trị căn tính không làm được. Xem chi tiết
Chiến dịch Thu hẹp khoảng cách 2018
Thu hẹp khoảng cách (Even It Up) là một chiến dịch toàn cầu do Oxfam phát động nhằm phá vỡ vòng tròn bất bình đẳng trên tất cả các khía cạnh, từ kinh tế, chính trị đến giới và vị thế xã hội. Oxfam tin rằng bất bình đẳng là hậu quả của các quyết định chính sách tạo ra các luật chơi không công bằng. Hậu quả dẫn đến một nhóm trở nên giàu có quá đáng còn nhiều nhóm khác bị mắc kẹt trong đói nghèo. Hơn thế nữa, bất bình đằng nằm trong chính niềm tin vào mô hình kinh tế tân tự do nơi thị trường là thống soát và vai trò của nhà nước và xã hội dân sự là thứ yếu. Chính vì vậy, để thay đổi thì cần thay đổi thái độ, niềm tin và nâng cao quyền lực cũng như khả năng hành động của người dân và đối tác để thay đổi luật chơi, thúc đẩy các chính sách tiến bộ hướng tới việc định hình một cấu trúc kinh tế mới, một cấu trúc kinh tế xem bất bình đẳng là sai trái, là rào cản ngăn người dân có được quyền của mình. Xem chi tiết
Vai trò của lòng biết ơn trong hoạt động thiện nguyện
Ngoài triết lý dựa vào lòng trắc ẩn hay tư lợi, lòng biết ơn (gratitude) cũng được nghiên cứu và cho thấy nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện. Lòng biết ơn được hiểu như là (i) một đáp trả cảm xúc với một sự tử tế; (ii) một tâm trạng biết ơn với những giá trị và niềm vui trong cuộc sống nói chung (ví dụ một ngày đẹp trời)[1]; và (iii) một đặc điểm thể hiện lối sống biết trân trọng người khác và thế giới chúng ta đang sống[2]. Lòng biết ơn được hiểu như trên có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội, bao gồm việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, chất lượng sống, và tính vị xã hội. Một số lý thuyết đã giải thích mối quan hệ giữa lòng biết ơn và tính vị xã hội, cụ thể lòng biết ơn như là (i) một phong vũ biểu đạo đức[3]; (ii) cơ sở cho sự trao đổi có đi có lại[4]; và (iii) duy trì và xây dựng sự gắn bó cũng như mối quan hệ xã hội[5]. Chia sẻ điều này, McCullough[6] cho rằng lòng biết ơn khuyến khích và củng cố hành vi có đạo đức (khi được nói ra, lòng biết ơn sẽ khuyến khích người cho tiếp tục cho trong tương lai). Xem chi tiết
Chính sách không thể chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng
Câu chuyện số 1
Trong chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình quốc gia, kiểm soát tỉ lệ sinh luôn là một mục tiêu quan trọng. “Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con” đã trở thành khẩu hiệu quen thuộc và được áp dụng triệt để ở các địa phương thông qua giáo dục, tuyên truyền, kỷ luật và phạt hành chính. Hệ thống chính trị địa phương được khen ngợi vì đạt được mục tiêu kiểm soát sự gia tăng của dân số và góp phần hoàn thành mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế và xã hội đất nước. Xem chi tiết