Category archive

Cộng Đồng - page 5

Để khác biệt tạo ra thịnh vượng

in Cộng Đồng

Văn hóa người Việt thích sống bên đường giao thông. Đi bất cứ đâu cũng thấy các khu dân cư, thị trấn, thị tứ nằm hai bên đường. Thậm chí có đường đang mở đã thấy những  ngôi nhà mới mọc lên. Người Việt muốn bám đường vì thuận tiện giao thông, dịch vụ và buôn bán. Câu nói “nhất cận thị, nhị cận giang” thể hiện rất rõ văn hóa thích sống bên đường của người Việt.

Còn ở cấp quốc gia, làm sao để biến Việt Nam thành một giao lộ của các dòng tài chính, dịch vụ, khoa học, công nghệ, sản xuất? Rõ ràng, nếu Việt Nam là một “điểm trũng” của thế giới để các nguồn lực chảy đến thì sự thịnh vượng là tất yếu.

Như vậy, tư duy chiến lược không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc xác định thế mạnh tại chỗ về tài nguyên, con người, lịch sử, văn hóa. Tư duy chiến lược cần tính cả những cơ hội có thể biến Việt Nam thành “điểm trũng” để hấp dẫn các dòng nguồn lực đi vào, tạo ra những điểm giao đủ lớn để bùng nổ phát triển.

Khách quốc tế ấn tượng với sự đa dạng văn hóa của các dân tộc sống ở Việt Nam qua triển lãm “Văn hóa của mình”

Việc biến Việt Nam thành cái bếp, hay cái kho của thế giới như Bình Lê và Trần Văn Tuấn bàn trước đây là một hướng đi khả thi và cần nghiên cứu thực hiện. Tuy nhiên, đây mới là điểm mạnh tại chỗ của Việt Nam. Song song với việc đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Việt Nam cần biến mình thành điểm đến của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp toàn cầu.

Một ví dụ đơn giản, nếu Trung Nguyên muốn lãnh đạo thế giới thì ngoài việc sản xuất cà phê, Trung Nguyên cần đầu tư vào “văn hóa cà phê” vì nó giúp Trung Nguyên không chỉ dẫn đầu về sản lượng đầu ra mà quan trọng hơn là lãnh đạo về văn hóa và tinh thần cà phê. Đây chính là yếu tố dẫn dắt thị trường tiêu dùng và sản xuất cà phê thế giới. Việc đầu tư nên mở qua lĩnh vực nghiên cứu, hoạch định chính sách, tổ chức các hội nghị và sự kiện liên quan đến cà phê ở tầm thế giới và khu vực. Khi Việt Nam là điểm đến về cà phê thì nó có lợi cho Trung Nguyên và hữu ích cho quốc gia. Tương tự như vậy, công thức này cần áp dụng cho các sản phẩm và ngành hàng lợi thế khác của Việt Nam.

Bên cạnh nông nghiệp, một thế mạnh khác mà Việt Nam có đó là “chiến tranh và hòa bình”. Nhắc đến Việt Nam thế giới hay nhắc đến những cuộc chiến mà người Việt đã đi qua. Có lẽ, không có quốc gia nào đã từng chiến đấu chống lại ba trong năm thành viên thường trực Hội đồng bảo an liên hợp quốc (Pháp, Mỹ, Trung Quốc) và chịu sự chiếm đóng của Nhật Bản. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam thực sự có nhiều bài học về chiến tranh và hòa bình để chia sẻ. Hơn nữa, cuộc chiến Việt Nam cũng là cội nguồn của nhiều phong trào phản chiến ở Mỹ và Châu Âu, là nguồn tình cảm và ngưỡng mộ của nhiều người dân ở châu Phi và Mỹ La Tinh.

Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể là điểm đến của các phong trào bảo vệ hòa bình, phản đối chiến tranh của thế giới. Mở rộng ra, Việt Nam có thể là nơi hội tụ của các phong trào xã hội ủng hộ cho dân chủ và nhân quyền, bình đẳng và bác ái. Nếu tự biến mình thành một điểm đến của các học giả, các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động xã hội thì Hà Nội có thể trở thành tâm điểm của hòa bình giống như Davos là tâm điểm của diễn đàn kinh tế thế giới. Việc này, hoàn toàn có thể bắt đầu bằng việc thành lập Viện nghiên cứu chiến tranh và hòa bình – một viện nghiên cứu độc lập có thể đứng ra tổ chức các hội nghị, diễn đàn đảm bảo tính khách quan và độc lập của các phong trào xã hội.

Như vậy, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược mở cho mình để có thể trở thành những “trung tâm” của thế giới và khu vực trong những lĩnh vực mình có thể mạnh. Tư duy này rất quan trọng trong thời kỳ toàn cầu hóa khi các dòng tài chính, công nghệ, nhân lực, tri thức luôn ở trạng thái động, dễ di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Các tập đoàn, công ty và các tổ chức đa phương luôn tính toán xem họ đặt văn phòng ở đâu thì thuận tiện. Khi một tập đoàn hoặc tổ chức quốc tế đặt văn phòng ở Bangkok hay Singapore, có nghĩa các cuộc họp, hội thảo, diễn đàn sẽ diễn ra ở đó. Điều này đồng nghĩa với các dòng nguồn lực sẽ đổ về Bangkok và Singapore thay vì Hà Nội hay Rangoon. Hơn nữa, việc thuê nhân công địa phương không những tạo công ăn việc làm, mà quan trọng hơn là tạo ra một đội ngũ doanh nhân và lãnh đạo với văn hóa chuyên nghiệp, tư duy toàn cầu cho nền kinh tế và xã hội của quốc gia sở tại.

Việc xây cảng biển, đường sắt hoặc đường cao tốc gắn Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN chỉ là phần cứng và chưa đủ. Để thực sự trở thành trung tâm thì Việt Nam cần gỡ bỏ những thủ tục hành chính gây khó dễ cho việc tổ chức các sự kiện mang tính vùng và khu vực ở Việt Nam. Các thủ tục hành chính này tạo ra chi phí, và đặc biệt là cảm xúc khó chịu và tiêu cực với Việt Nam, nó gạt Việt Nam ra khỏi lựa chọn và điều này đồng nghĩa với việc ít chuyến bay đến Việt Nam hơn, ít khách nghỉ lại ở Việt Nam hơn, và ít các dịch vụ nhà hàng đồ lưu niệm được sử dụng. Tai hại hơn, nó là rào cản cho việc chia sẻ thông tin, ý tưởng, tri thức cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam.

Như vậy, song song với việc nhận biết và đầu tư vào các điểm mạnh tại chỗ, Việt Nam cần thay đổi để trở nên hấp dẫn với các dòng chảy nguồn lực toàn cầu. Các khác biệt có thế mạnh của Việt Nam về nông nghiệp, du lịch hay lịch sử cần nhưng chưa đủ để tạo ra sức hấp dẫn quốc gia. Điều kiện đủ là môi trường văn hóa có các giá trị toàn cầu, trong kinh doanh đó là hiệu quả, minh bạch, đơn giản và thực chất còn trong xã hội là dân chủ, tự do, công bằng và nhân văn. Khi đó, các điểm khác biệt của Việt Nam không phải là dị biệt, mà là tài sản sinh lời cho nhân dân và tạo ra sự thịnh vượng cho đất nước.

Việt nam nên là cái kho của thế giới

in Cộng Đồng

Nhân đọc bài viết của tác giả Bình Lê trên Diễn Ngôn với tiêu đề “Việt Nam nên là cái bếp của thế giới”, Tôi chú ý đến hai luận điểm đó là Trung Quốc hiện đang là “Công xưởng” của thế giới và liệu Việt Nam có nên trở thành cái “Bếp” của Thế giới hay không. Theo tìm hiểu qua các nguồn tài liệu thì hiện tại Thailand đang đi theo con đường phát triển để trở thành một cái bếp của Thế giới. Như vậy với lợi thế cạnh tranh hiện tại (trong rất nhiều lĩnh vực như GDP, nguồn nhân lực, hay đầu tư cho nghiên cứu khoa học v.v.), Việt Nam rất khó có thể thay thế Thailand trong tương lai gần với vai trò đầu bếp của một nhà hàng toàn cầu. Hơn nữa, chúng ta cũng không nên đảm nhiệm vai trò này khi mà Thailand đã một phần nào định hình được “Thương hiệu” của họ trong lĩnh vực này. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần phát huy thế mạnh gì và nên đi theo con đường nào để tạo dựng nên một ‘Nhận diện Quốc gia” trên trường Quốc tế mà không phải sử dụng đến quá khứ hào hùng của một dân tộc trong các cuộc chiến trước đây. Câu hỏi đó đã thôi thúc tôi đi tìm lời giải, và hôm nay tình cờ tôi đã có được vài gợi mở.

Khi một ai đó sản xuất được nhiều lương thực, người đó sẽ sử dụng một phần để nuôi sống bản thân và gia đình mình, sau đó phần còn lại có thể được chế biến phục vụ các thực khách trong nhà hàng, hoặc cũng có thể dự trữ để đợi khi giá cao hơn thì đem ra bán để có được lợi nhuận cao hơn. Đặc biệt hơn nữa nếu những sản phẩm này được cất giữ có chiến lược, trong một mối liên minh vững chắc (để kiểm soát nguồn hàng, thị trường và giá cả v.v.) thì một nhóm người nào đấy có thể kiểm soát thì trường bằng việc dữ trữ hàng hóa trong kho và phân phối ra thị trường khi nguồn hàng khan hiếm hay có khủng hoảng xảy ra trên phạm vi rộng (mất mùa, thiên tai v.v). Trở lại vấn đề của Việt Nam, với ưu thế về sản xuất và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (năm 2012 xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo), sản lượng cà phê chỉ đứng sau Brazin, sản lượng hồ tiêu đứng đầu thế giới cùng với cao su, chè và nhiều sản phẩm thủy sản khác, chúng ta hoàn toàn có thể tự quyết định vai trò của mình trong việc điều tiết thị trường toàn cầu cho các sản phẩm nêu trên, nếu tạo dựng đước một chiến lước đúng đắn và các bước đi hiệu quả. Để làm đước điều này, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau:

1.     Xây dựng các quy chuẩn và tuân thủ quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp để có thể sản xuất ra các mặt hàng nông nghiệp đủ quy chuẩn và có tính cạnh tranh cao trên trường Quốc tế. Công việc này đã và đang thực hiện, nhưng cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa.

2.      Xác định các lĩnh vực ưu tiên chính trong sản xuất nông nghiệp và huy động nguồn lực đầu tư sâu vào các lĩnh vực ưu tiên này. Thế mạnh về gạo, cà phê, điều, hồ tiêu và cá Basa cần được quan tâm. Vấn đề này còn liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên đất dành cho sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa có phần thiếu kiểm soát và thiếu minh bạch, một phần lớn đất nông nghiệp dạng “bờ xôi, ruộng mật” đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng và hậu quả là trong khi nhiều người dân mất đất canh tác thì lại có rất nhiều khu đô thị bị bỏ hoang và các khu công nghiệp chỉ lấp đầy 20 đến 30% theo thiết kế.


3.     Xây dựng các liên kết liên minh trong khu vực và thậm chí trên toàn thế giới cho các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam nhằm xác lập nên cái gọi là “Liên minh đầu cơ” cho các sản phẩm nông nghiệp. Hiện tại Thailand đang muốn liên kết với Việt Nam trong vấn đề này để tìm cách thâu tóm và điều phối việc xuất khẩu gạo của thế giới. Trung Nguyên Cafe đang nỗ lực đi theo hướng này để Việt Nam có thể quyết định giá bán cho cà phê do chính mình làm ra thay vì một nhà đầu tư nào đó ở tận London xa xôi.


4.      Khi đã tạo được các mối liên kết cùng với các quy định chặt chẽ trong các quyết định về giá bán, thời điểm bán, đối tượng bán, chúng ta có thể thu mua, chế biến, dữ trữ trong các “kho lương thực” và chủ động bán, cung cấp các sản phẩm này ra thị trường khi muốn với lợi nhuận tối ưu, đồng thời giảm bớt các khâu trung gian của các nhà tài phiệt đến từ các nước phát triển nhằm tiết kiệm chi phi (để làm các việc có ích khác) đồng thời biến mình thành các ‘kho lương thực” cho thế giới.


5.     Song song với các chính sách này, cần củng cố và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm nhà kho, bến bãi, đường sá và cảng biển cùng với việc đầu tư nhiều hơn cho công nghệ chế biến vào bảo quản sau thu hoạch để làm sao đó sản phẩn nông nghiệp của chúng ta có giá trị thặng dư cao hơn và dễ dàng đến được với người tiêu dung trên toàn thế giới.

Như ông chủ của Trung Nguyen Café Đặng Lê Nguyên Vũ đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn: “Một đại cục, mà một quốc gia muốn phát triển phải có những con người có khát vọng lớn, phải có những thương hiệu hàng hóa lớn, phải có đội quân doanh nhân là chủ lực và được đặt ở vị trí, vai trò của lịch sử. Một đại cục, ở đó bất cứ ai có ý tưởng mới, lớn lao, đầy khát vọng cao đẹp sẽ được cả dân tộc chung tay biến thành hiện thực. Một đại cục mà mỗi thương hiệu quốc gia làm nên sự phát triển quốc gia phải được bảo vệ như tài sản vô giá của cả quốc gia” (nguồn: ceovn.com), chúng ta cần hơn những con người có thể làm nên đại cục, nhưng bên cạnh đó để đại cục có thể thành hiện thực, chúng ta cần nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ và định hướng của Chính phủ trong vấn đề xây dựng thương hiệu Quốc gia. Cụ thể hơn trong vấn đề này, Chính phủ Việt Nam nên khẩn trương hỗ trợ các việc sau đây:

1.      Xây dựng và ban hành chiến lược Quốc gia về “tạo dựng thương hiệu Quốc gia” với các lĩnh vực ưu tiên và cụ thể cho ngành nông nghiệp. Lồng ghép việc thực hiện chiến lược này với đề án “Tam Nông” của ngành NN&PTNT.


2.      Thành lập quỹ hỗ trợ công tác xây dựng thương hiệu Quốc gia, giao cho Bộ Công Thương điều phối. Huy động đóng góp từ các thành phần kinh tế khác nhau và đặc biệt từ các tập đoàn kinh tế lớn.


3.      Thực hiện các đề án hỗ trợ công tác nhận diện và xây dựng thương hiệu Quốc gia. Lấy sản phẩm nông nghiệp làm nền tảng. Đưa công tác này trở thành nhiệm vụ chính trị của mỗi ngành và mỗi địa phương.


4.      Ưu tiên hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ bảo quản và chế biến nông sản, hoàn thiện các tiêu chuẩn về mẫu mã và kho chứa.


5.      Lựa chọn nâng cấp và làm mới các nhà kho, tuyến đường, hải cảng và cơ sở hạ tầng chế biến, vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp chủ đạo.

6.      Và trên hết, thông qua việc sửa đổi Luật đất đai lần này, đệ trình Quốc hội xem xét luật hóa việc ưu tiên quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp bằng cách cấm chuyển đổi diện tích gần 4 triệu ha đất nông nghiệp (được bản đồ hóa) hiện có sang bất kỳ hình thức sử dụng nào khác.

Những vấn đề nêu trên, có thể có nhiều người biết, nhưng rất khó thực hiện. Để trở thành cái gọi là “kho lương thực” của thế giới, chúng ta cần phải tái cấu trúc lại ngành nông nghiệp để loại bỏ bớt các đầu tư dàn trải, tập trung ưu tiên cho các sản phẩm thế mạnh của mình; tăng cường các mối liên kết thị trường, các định chế tài chính, các nhà khoa học với nông dân, doanh nghiệp với nông dân với mong muốn các sản phẩm trữ trong kho lương thực này có đủ số lượng, đáp ứng chất lượng, và độ tin cậy góp phần phục vụ hàng tỷ người trên hành tinh của chúng ta được bảo đảm về an ninh lương thực cùng chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Và cuối cùng, giống như những gì tôi đã trao đổi với người chủ trì Đề án Tam Nông tại một cuộc hội thảo về các lĩnh vực ưu tiên cho ngành nông nghiệp, “Bên cạnh sự đầu tư của Chính Phủ, sự chủ động của các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu Quốc gia, thì việc huy động sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc Tế, các tổ chức Phi Chính Phủ và Dân sự Xã hội cùng với kinh nghiệm Quốc Tế, chính là một thành tổ cơ bản để giúp Việt Nam chúng ta trở thành một cái “Kho Lương Thực” của thế giới,, đóng vai trò như là nhận diện Quốc gia trong một môi trường canh tranh mạnh mẽ và đang bị toàn cầu hóa như hiện nay.

Việt Nam nên là cái bếp của thế giới!

in Cộng Đồng

Trong nền kinh tế toàn cầu để xác định sức mạnh và lợi thế cạnh tranh của một quốc gia chỉ cần đặt câu hỏi: thế giới biết đến quốc gia đó qua những sản phẩm gì? Câu trả lời cho Việt Nam thật đơn giản đó là gạo, café, điều, tiêu, cá tra, cá basa, hải sản đông lạnh. Tất cả các sản phẩm này đều là sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, người dân thế giới còn biết đến Việt Nam như một “vẻ đẹp tiềm ẩn” vì với họ Việt Nam vẫn là một nơi có nhiều điều chưa được khám với những cảnh hoang sơ của núi rừng Sapa, Hà Giang, Điện Biên Phủ, Đà Lạt hay các bãi biển đẹp như Hạ Long, Nha Trang, Mũi Né, các địa danh văn hóa như Ninh Bình, Bắc Ninh, Bát Trang…. Có thế nói, chất của du lịch Việt Nam đang nằm ở thiên nhiên và văn hóa và nó thường gắn với nông nghiệp và nông thôn. 


Như vậy thế mạnh hiện hữu của Việt Nam là nông nghiệp, nông thôn và du lịch gắn với thiên nhiên. Thế mạnh của Việt Nam không phải là công nghiệp nặng hay công nghiệp chế tạo ít nhất trong giai đoạn hiện tại cho đến tương lai vừa. Đây chính là mấu chốt mà chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nên dựa vào. 

Trong những năm bảy mươi của thế kỷ trước, một loạt các nước châu Phi thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa với niềm tin công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo là đòn bẩy, là tương lai phát triển. Họ nhìn lịch sử kinh tế như sự dịch chuyển tuyến tính từ chăn thả sang nông nghiệp và công nghiệp là đích đến tất yếu. Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã rút nguồn lực ra khỏi nông nghiệp và đầu tư vào công nghiệp. Tất nhiên, châu Phi đã thất bại hoàn toàn vì họ không thể cạnh tranh với các nước công nghiệp ở châu Âu, bắc Mỹ hay châu Á. Hậu quả là châu Phi không thể phát triển được công nghiệp mà ngược lại nền nông nghiệp của họ bị bỏ rơi, phá sản kéo theo nạn đói và nghèo khổ cho lục địa này. Tác động của quyết định sai lầm này vẫn còn dai dẳng đến ngày hôm nay. Đây chính là một bài học đắt giá cho châu Phi và Việt Nam nên tham khảo. 


Trong những năm qua, diễn ngôn của chính sách và truyền thông ở Việt Nam cũng đang coi “công nghiệp hóa và hiện đại hóa” là công thức của phát triển. Đây là nền tảng cho các chính sách ưu đãi về tài chính, đất đai và công nghệ cho công nghiệp. Hơn nữa, diễn ngôn này đã hình thành tư tưởng “trọng công khinh nông” với hình ảnh hiện đại và văn minh gắn cho công nghiệp và sự lạc hậu và nghèo nàn gắn cho nông nghiệp nông thôn. Đây cũng là lý do để các tỉnh, các ngành chạy đua xây dựng hàng loạt nhà máy xi măng, cán thép, đóng tàu, cảng biển cho dù họ không có thể mạnh và việc phá sản là đương nhiên như đã xảy ra trong thời gian vừa qua.  
Diễn ngôn này cũng dẫn đến tư tưởng dễ dàng thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp và đô thị. Các hậu quả về kinh tế và xã hội tai hại đã xảy ra với những xung đột đất đai và khiếu kiện kéo dài. Trên tầm cao và rộng hơn, hàng triệu người nông dân đặc biệt là thanh niên đã di cư lên thành thị, vào khu công nghiệp tạo thêm dòng chảy nhân lực từ nông nghiệp vào công nghiệp, từ nông thôn vào thành thị cùng với nguồn chảy tài chính và đất đai. Điều này làm cho nông nghiệp mất nguồn lực về lâu dài có thể mất động lực phát triển. Bên cạnh đó, quá trình này gây thêm sức ép lên đô thị vì các thành phố không chuẩn bị kịp cho việc đón nhận hàng triệu công dân mới. 


Như vậy, câu hỏi đặt ra là Việt Nam nên đầu tư vĩ mô như thế nào để phát triển bền vững? Câu trả lời có thể trở về với điều đơn giản nhất – đầu tư vào thế mạnh của Việt Nam và làm cho các sản phẩm của Việt Nam mang tính toàn cầu: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ gắn với nông nghiệp! 
Lấy một ví dụ đơn giản đó là café. Việt Nam là quốc gia trồng và xuất khẩu café đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, nguồn lợi thu được từ việc trồng và xuất khẩu café thô của Việt Nam không bằng doanh thu của một tập đoàn chế biến café của Thụy Sĩ hoặc Mỹ. Café Việt Nam vắng bóng ở ngay các thị trường lân cận ASEAN hay châu Á, nơi mà nhiều quốc gia đang sử dụng café “chán hơn café Việt Nam rất nhiều,” theo như lời chia sẻ của nhiều bạn bè quốc tế. Hơn nữa, có thể dễ dàng thấy café Việt Nam đang và sẽ bị cạnh tranh khốc liệt trên thị trường của mình với sự nhập cuộc của các nhà phân phối lớn trên thế giới như Coffee Bean and Tea Leaf hay Starbuck đang chuẩn bị vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các hộ trồng café, doanh nghiệp chế biến và phân phối café Việt Nam đang đơn độc trong cuộc chiến của mình. 


Từ câu chuyện café có thể thấy Việt Nam nên đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp chế biến, đóng gói, phân phối, dịch vụ, nghiên cứu và xuất khẩu vì Việt Nam đã có sẵn nền tảng cho các chuỗi sản phẩm này. Điều quan trọng là việc đầu tư phải có tầm nhìn toàn cầu và dài hạn. Để một sản phẩm thống lĩnh thị trường toàn cầu nó phải có yếu tố toàn cầu – có nghĩa là đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, khẩu vị hoặc văn hóa tiêu dùng. Việt Nam thường thiếu yếu tố này vì mới tập trung khai thác thô cái mình có chứ chưa đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm có tính toàn cầu. Ví dụ như du lịch Việt Nam có chất liệu riêng nhưng thiếu một nền tảng dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn toàn cầu nên khách đến Việt Nam thường rất ít quay lại và cảm xúc của họ mang theo là sự bực bội với dịch vụ kém hơn là sự yêu quý phong cảnh đất nước và con người Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam cần đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn toàn cầu nếu muốn phát triển ngành du lịch bền vững. 


Cuối cùng, song song với sự điều chỉnh về chính sách vĩ  mô đầu tư mạnh cho nông nghiệp và công nghiệp dịch vụ đi kèm, đã đến lúc diễn ngôn về nông nghiệp nông thôn cần được điều chỉnh – không nên coi nông nghiệp nông thôn là lạc hậu là nghèo đói nữa mà cần coi nó là cơ hội để đầu tư phát triển. Đã đến lúc cần xoay chuyển để các nguồn lực chảy vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đi kèm chứ không phải chảy đi như bây giờ để tránh những hậu quả kinh tế và xã hội lâu dài. Như một chuyên gia quốc tế đã từng gợi ý “Trung Quốc là công xưởng của thế giới tại sao Việt Nam không phải là cái bếp của thế giới?” 


“Vì nghĩa” là cội nguồn của tinh thần công dân thời smartphone?

in Cộng Đồng
Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh - Tờ báo Ngày Nay - Nhà Ánh Sáng

Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy tinh thần dấn thân, phục vụ xã hội đã dần phổ biến ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Những phong trào xã hội kiểu mới thực ra đã có nguồn gốc từ tinh thần “vì nghĩa” hiện diện từ khá lâu trong lịch sử. Hiện nay, một phong trào “cause lawyering” mà có người tạm dịch là “luật sư vì nghĩa” – luật sư hoạt động vì lợi ích chung bằng nhiều phương thức cả trong và ngoài tòa án khẳng định sự tiếp nối của tinh thần vì nghĩa. Dường như tinh thần “vì nghĩa” không phải đã lạc hâu, ngược lại nó vẫn được nhiều người trên thế giới quan tâm, tức là ít nhiều nó vẫn mang giá trị phổ quát trong thời smartphone hiện nay.

Bên cạnh lòng nhân ái, tinh thần “vì nghĩa” đã được một số nhà nghiên cứu, bao gồm Giáo sư Trần Văn Giàu (“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, 1980),  nhắc đến như một giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Giáo sư Đinh Gia Khánh thì cho rằng “vì nghĩa” thực chất là “để cái chung lên cái riêng, dám hy sinh cái riêng, nếu cần, để vì cái chung”. Hình ảnh Nguyễn Trãi vái biệt cha ở Ải Nam Quan, quay về tìm kế phục quốc (năm 1407) là một điển hình, có thể chỉ là một giai thoại, về sự hi sinh lợi ích cá nhân vì “đại nghĩa”. Hay dân gian hơn là hình ảnh Lục Vân Tiên bẻ cây làm gậy, đánh cướp cứu người được đề cao như tinh thần nghĩa hiệp, đùm bọc những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Xem chi tiết

Tình liên đới – Nền tảng cơ bản của Tinh thần công dân

in Cộng Đồng
Ảnh đường phố Việt Nam
Photo by Giang Son Dong

Tình liên đới là tình cảm gắn bó giữa con người với con người trong một cộng đồng nhỏ hoặc lớn. Cộng đồng nhỏ như một lớp học, đơn vị, làng bản, thành phố (tình đồng môn, đồng ngũ, đồng hương), cộng đồng lớn như một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại (tình nhân loại). Sự liên đới càng có ý nghĩa hơn đối với những cá nhân trong hoàn cảnh nghèo hèn, bệnh tật, cô đơn. Xem chi tiết

Các điều kiện khả thể để thúc đẩy tinh thần công dân

in Cộng Đồng
Tham gia hoạt động tập thể là một hình thức của tinh thần công dân

Trong bài “Tinh thần công dân: Nền tảng cho xã hội nhân văn”, chúng ta đã làm quen với khái niệm tinh thần công dân (civility). Về cơ bản khái niệm này liên quan đến những đức tính và hành vi cần có của một người công dân, đó là khoan dung, biết kiểm soát bản thân, biết quan tâm tới người khác và các vấn đề xã hội, cam kết tham gia và thực hiện các trách nhiệm công dân, và biết tôn trọng người khác. Ngược lại với tinh thần công dân là các hành vi ích kỉ, sự thờ ơ với người khác, các hành động gây hấn khi có mâu thuẫn, các hành vi vô trách nhiệm, ít tiếp thu và tuân theo các quy tắc đạo đức chung, cũng như các tật xấu khác (Omona, 2011; Evers, 2009).

Không phải tự dưng mà người dân trong một nước có tinh thần công dân, để làm được điều này cả nhà nước và người dân cần tham gia vào quá trình công dân hoá (civicness), nơi nhà nước tạo ra các môi trường và thể chế nhằm khuyến khích sự hình thành tinh thần công dân, và người dân chủ động tham gia, tiếp thu, và thực hành tinh thần này. Công dân hoá nhấn mạnh việc người dân thực hiện tinh thần công dân như một dạng quyền và nghĩa vụ đối với đất nước, chứ không chỉ đơn giản để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân trong xã hội. Tiến sĩ Omona (2011) cho rằng sẽ không thể tồn tại bất kỳ một nhà nước dân chủ nào nếu thiếu vắng một nền văn hoá nơi người dân tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân của mình, trong đó có tinh thần công dân. Xem chi tiết

Tinh thần công dân: Nền tảng cho xã hội nhân văn

in Cộng Đồng
Tinh thần công dân: Nền tảng cho xã hội nhân văn

Cụm từ “tinh thần công dân” (civility) có lịch sử trên 2,500 năm, khởi nguồn từ các thành phố nhỏ ở Địa Trung Hải cổ đại và dần lan rộng ra khắp thế giới. Từ một khái niệm khá hẹp dưới thời lãnh chúa ở Châu Âu Trung cổ để chỉ cách ứng xử của người công dân, khái niệm này được mở rộng đáng kể trong thời kỳ đầu hiện đại khi văn hoá nhân loại tập trung vào các giá trị và vẻ đẹp của con người. Thời kỳ này đã định hình các phẩm chất và cách hành xử của người dân trong một nước và đặt nền móng cho các phong tục tập quán của thời đại ngày nay. Tinh thần công dân thường đi kèm với các phẩm chất được tôn vinh khác như lịch sự, trách nhiệm, và văn minh. Tinh thần công dân nhiều khi được coi là một dạng bổn phận: bổn phận của một người công dân. Xem chi tiết

Tinh thần công dân thúc đẩy lòng yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc mù quáng?

in Cộng Đồng
Tinh thần công dân thúc đẩy lòng yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc mù quáng?

Tinh thần công dân có thể được gắn với các giá trị mang tính cá nhân như khoan dung, tôn trọng, biết ơn, trách nhiệm (Anheier 2007; Calhoun 2000; Forni 2002; Shils 1997), hoặc các hành động liên quan đến quản trị địa phương, quyền con người, hoặc vận động chính sách (Marshall’s 1950). Nó nhấn mạnh đến hành động tham gia của người dân vào các việc có lợi ích công, từ mức độ cộng đồng cho đến chính sách quốc gia. Còn lòng yêu nước thì được hiểu gồm hai khía cạnh, một là tình yêu với đất nước và hai là khả năng phê phán các vấn đề của đất nước (Huddy 2007; Davidov 2009). Xem chi tiết

Ai sở hữu tổ chức cộng đồng?

in Cộng Đồng
Cộng đồng chỉ hoạt động hiệu quả khi nó được sinh ra tự nguyện

Trong bài “Vai trò của tổ chức cộng đồng trong việc bảo vệ quyền con người”, Huy Lương có bàn đến tính đại diện của tổ chức cộng đồng. Thông thường, một tổ chức cộng đồng của người khuyết tật sẽ đại diện cho người khuyết tật tốt hơn, hoặc một tổ chức của người đồng tính sẽ đại diện cho người đồng tính tốt hơn. Điều này không đồng nghĩa với việc tổ chức, cá nhân không thuộc cộng đồng thì không bảo vệ tốt cho quyền lợi của cộng đồng, hoặc tổ chức của/có người của cộng đồng thì đại diện tốt cho cộng đồng.

Bài này sẽ thảo luận sâu thêm một khía cạnh quan trọng của các tổ chức cộng đồng, đó là tính sở hữu. Nói cách khác, ai sở hữu tổ chức cộng đồng?  Xem chi tiết

Vai trò của tổ chức cộng đồng trong việc bảo vệ quyền con người

in Cộng Đồng

Các tổ chức của cộng đồng là một phần quan trọng trong các phong trào vận động quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội. Khái niệm cộng đồng rất rộng, chỉ bất kỳ một nhóm người có cùng một lợi ích, chia sẻ với nhau cùng ý tưởng, thông tin, nguồn lực hay một chương trình hành động. Ví dụ như cộng đồng người khuyết tật, người di cư, người chơi game, người đồng tính…

Trong nhiều trường hợp, một cộng đồng thiểu số rất khó nói lên tiếng nói của mình do nhiều rào cản. Ví dụ như những người thiểu năng trí tuệ, tổ chức cộng đồng của họ thường phải thông qua những người đại diện. Người đại diện có một số dạng: đại diện ngang hàng, đại diện chuyên gia, đại diện gia đình…  Xem chi tiết

1 3 4 5
Go to Top